Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Cô đơn như HLV Miura

Cô đơn như HLV Miura

(Thethaovanhoa.vn) - Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, sau thất bại (chung cuộc) của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Malaysia tại bán kết AFF Cup 2014. Trong đó phải kể đến sự chủ quan ở khâu tiếp cận trận đấu, đặc biệt là trận lượt về ở Mỹ Đình, sau khi thầy trò HLV Toshiya Miura đã nắm lợi dẫn với tỷ số 2-1 ở lượt đi. Kế đến là chất lượng cầu thủ, chất lượng HLV, rồi các trợ lý HLV cũng được đưa ra mổ xẻ…


Chúng ta đã có thể có một đội bóng tốt hơn, từ khâu tổ chức đến chất lượng, nhưng…


Từ ước nguyện của ông Miura


Như Thể thao & Văn hoá đã hơn một lần đề cập về ước nguyện của HLV Toshiya Miura ngay trong ngày ông đặt bút ký vào bản hợp đồng có thời hạn 2 năm với VFF để dẫn dắt các ĐTQG Việt Nam. Tại khách sạn Park Hayatt (TP.HCM) hôm đó, người viết đã đặt câu hỏi rằng, nếu được phép đem qua Việt Nam một “ê-kíp” làm việc riêng (các trợ lý, còn gọi là “team”), ông Miura có làm điều đó không?


Được lời như cởi tấm lòng, HLV người Nhật Bản đánh giá đây là câu hỏi thú vị và đáp rằng: “Bất cứ HLV chuyên nghiệp nào cũng đều ước ao được làm việc cùng các trợ lý của mình. Tôi đã nghĩ tới điều này khi quyết định đến Việt Nam, nhưng vẫn phải đợi ý kiến của VFF đã. Tôi tin rằng VFF sẽ hỗ trợ tối đa, để tôi có được “ê-kíp” làm việc tốt nhất”. Nhưng ước là một chuyện, còn sự thể thế nào lại là chuyện khác.


Sau rất nhiều đề bạt và thực tế, VFF cũng điều hẳn phái đoàn sang Nhật Bản để tìm trợ lý cho HLV Miura theo như nguyện vọng của ông, nhưng đến cận ngày AFF Cup 2014 diễn ra, đội tuyển mới chỉ có thêm chuyên viên vật lý trị liệu Fujimoto Hiroo, với một phần lương trả cho ông Hiroo được chính JFA (LĐBĐ Nhật Bản) hỗ trợ. Và hết! Tất nhiên, ông Miura không thể một mình cáng đáng hết công việc.


Ngay từ những ngày đầu, bộ phận chuyên môn đã được VFF thành lập để hỗ trợ HLV Miura việc theo dõi phong độ của các cầu thủ, cũng như tư vấn cho ông thầy người Nhật Bản trong việc lên danh sách triệu tập. Kế đến, các trợ lý HLV cũng được VFF quy hoạch để giúp việc cho HLV Miura khi các ĐTQG tập trung. Từ Olympic Việt Nam đá ASIAD 17 đến đội tuyển Việt Nam, các “ê-kíp” BHL đã khá rõ ràng.


Tự bao giờ, HLV Miura cũng không còn đề cập đến “ê-kíp” các trợ lý HLV người đồng hương Nhật Bản mà ông muốn nữa. VFF và một bộ phận giới truyền thông, cũng đã thôi không nhắc chuyện này.


Đến chuyện ngồi nhầm “lớp”


Tại đội tuyển Việt Nam, những Đặng Phương Nam (Trung tâm đào tạo trẻ Viettel, trợ lý 1), Ngô Quang Sang (cựu HLV trưởng ĐT.Long An, trợ lý 2) và Nguyễn Đức Cảnh (trợ lý HLV thủ môn) được tiến cử và làm việc cùng HLV Miura từ ngày đầu cho đến khi đội bóng chia tay AFF Cup 2014. Với khối lượng công việc tương đối lớn, cùng tác phong làm việc kiểu… Nhật Bản, các trợ lý HLV đã rất nỗ lực.


Trong tất cả các buổi tập, ông Miura (cùng các trợ lý) chạy khởi động (và phục hồi sau đó) cùng các cầu thủ, một hình ảnh khá quen thuộc và dễ gây thiện cảm. Nhưng khi đứng lớp, giáo huấn về chuyên môn chỉ do một mình HLV Miura chịu trách nhiệm, còn các trợ lý ai làm việc người nấy, từ sắp “marker” đến thu dọn đồ đạc. Người Nhật Bản có lối suy nghĩ và cách làm việc độc lập, tự chủ, và HLV Miura không đòi hỏi thêm.


Vấn đề là trợ lý HLV các ĐTQG Việt Nam không chỉ lên đội tuyển chỉ để làm mỗi việc sắp “marker”. Họ phải có mối quan hệ gần gũi với một bộ phận đáng kể cầu thủ, để nắm bắt tâm sinh lý, cũng như quản quân. Ngoài uy tín ra, họ cũng cần có chuyên môn thật tốt trong việc cố vấn, thậm chí là lên giáo án cùng HLV trưởng, sẵn sàng “đứng lớp” khi được yêu cầu và lao ra đường piste chỉ đạo, khi HLV trưởng bị rối…


Giờ không phải là lúc bàn lại về chất lượng đội ngũ những người giúp việc cho HLV Miura ở AFF Cup 2014, bởi họ là ai trong nền bóng đá Việt Nam đương đại thì có thể giới ngoại đạo chưa biết rõ lắm, nhưng người làm nghề chắc cũng chẳng lạ gì.


Và điều quan trọng nhất là kết quả: Trong thất bại của đội bóng, các trợ lý HLV không thể không có liên đới trách nhiệm. Nhưng, trách ai, ai trách, bây giờ trách ai. Thua trận rồi, rõ là lắm chuyện!










1 Các HLV ngoại từng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam từ trước đến nay chưa bao giờ được mang theo toàn bộ ê-kíp huấn luyện của mình tới Việt Nam, mà cùng lắm họ chỉ được bổ nhiệm thêm 1 HLV thể lực mà thôi


2 Việt Nam và Philippines là 2 đội bóng ở vòng bán kết AFF Cup 2014 sử dụng HLV ngoại, và cả 2 đội bóng đều không thể lọt vào trận chung kết


2 Ngoài bác sỹ vật lý trị liệu Fujimoto Hiroo được LĐBĐ Nhật Bản hỗ trợ trả lương, có thể HLV trưởng Toshiya Miura cũng được LĐBĐ Nhật Bản hỗ trợ về mặt lương bổng khi ông Miura sang Việt Nam làm việc




Tùy Phong

Thể thao & Văn hóa



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.