Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Nồng độ nhiễm dioxin ở Biên Hòa có một không hai

Nồng độ nhiễm dioxin ở Biên Hòa có một không hai

TP - Ngày 21/10, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin ở Việt Nam (BCĐ 33) phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Ban quản lý dự án GEF-UNDP - Bộ TNMT về xử lý ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng ở Việt Nam tổ chức hội thảo “Đánh giá thực trạng ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) - Những việc cần làm”.



khu vực ngăn chặn tạm thời lan tỏa dioxin ra khu vực xung quanh tại sân bay Biên Hòa


Theo Văn phòng BCĐ 33, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng sân bay Biên Hòa làm căn cứ chính chứa chất diệt cỏ và phục vụ chiến dịch phun rải chất độc hóa học. Sân bay này lưu giữ hơn 98 ngàn thùng (205 lít/thùng) chất da cam, 45 ngàn thùng chất trắng, 16 ngàn thùng chất xanh.


Từ tháng 12/1969 đến tháng 3/1970, đã có ít nhất 4 sự cố gây chảy tràn chất diệt cỏ từ các bể chứa với 25.000 lít chất da cam và 2.500 lít chất trắng.


Qua nghiên cứu đánh giá cơ bản toàn diện ô nhiễm dioxin trong môi trường tại sân bay Biên Hòa và vùng phụ cận, Văn phòng BCĐ 33 đánh giá mức độ ô nhiễm dioxin trong đất, trầm tích ở nhiều vị trí còn rất cao.


Một loạt 6 điểm ô nhiễm chính trong và ngoài sân bay Biên Hòa cần xử lý là 3 khu vực đất với diện tích gần 200.000m2 và 3 hồ chứa nước. Chính hệ thống hồ, ao này từ nhiều năm qua là nơi tích tụ dioxin và cũng đã trở thành nguồn phát thải dioxin ra các vùng hạ lưu của sân bay.


Từ mức độ ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, dioxin tiếp tục thâm nhập vào các động vật thủy sinh và trong chuỗi thực phẩm. Cá nuôi và thu hoạch ở các ao hồ trong khu vực sân bay đang nhiễm dioxin cao và những người ăn cá và động vật từ khu vực sân bay cũng có nồng độ dioxin cao trong cơ thể.


Với dự án tài trợ xử lý ô nhiễm dioxin tại ba điểm nóng là các sân bay Phù Cát, Đà Nẵng và Biên Hòa, ông Bakhodir Burkhanov, phó giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam đánh giá, dioxin ở sân bay Biên Hòa với nồng độ cao hàng trăm lần so với ngưỡng cho phép.


Vị chuyên gia này cho rằng: “Nồng độ nhiễm dioxin ở Việt Nam như vậy quả là có một không hai. Đất ô nhiễm ở sân bay Biên Hòa có đặc điểm cấu trúc và thành phần chưa từng được thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới”.


Những việc cần làm


Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, nếu không xử lý, các điểm nóng dioxin ở sân bay Biên Hòa chắc chắn sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường rộng hơn, đặt sức khỏe của người dân địa phương vào mức rủi ro nghiêm trọng.


Ông Bakhodir Burkhanov cho rằng, để xử lý triệt để toàn bộ khối lượng đất nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, dự kiến kinh phí sẽ cần đến khoảng 250 triệu USD.


Thạc sĩ Nghiêm Xuân Trường, chuyên gia văn phòng BCĐ 33 kiến nghị không nuôi thả cá, gia cầm và đánh bắt cá ở tất cả các hồ ô nhiễm dioxin trong khu vực sân bay; tiếp tục tiến hành các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm dioxin; nhanh chóng lựa chọn và triển khai các phương pháp xử lý phù hợp cho từng khu vực ô nhiễm. Chống lan tỏa tạm thời để đưa ra cảnh báo và lựa chọn biện pháp phòng chống phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro.


Với mục tiêu cô lập triệt để khu vực đất nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, cách ly hoàn toàn với môi trường, từ năm 2006 - 2008, Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ Quốc phòng đã hoàn thành dự án xử lý khu ô nhiễm dioxin tại 5ha - nơi đặt các bồn chứa và bồn chứa bị vỡ bằng việc chôn lấp an toàn 94 ngàn m3 đất ô nhiễm ở độ sâu từ 1,2 - 1,4m.


Tuy nhiên, dự án chỉ mới giải quyết được một phần hậu quả ô nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa. Trung tâm này cho rằng còn một số khu vực ô nhiễm dioxin chưa được kiểm soát. Vì vậy trong khi chờ đợi công nghệ xử lý dioxin triệt để thì cần khẩn trương thực hiện các biện pháp chống lan tỏa.



Từ mức độ ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, dioxin tiếp tục thâm nhập vào các động vật thủy sinh và trong chuỗi thực phẩm. Cá nuôi và thu hoạch ở các ao hồ trong khu vực sân bay đang nhiễm dioxin cao và những người ăn cá và động vật từ khu vực sân bay cũng có nồng độ dioxin cao trong cơ thể.




Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.