Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Bia lại bị làm giá?

Bia lại bị làm giá?

Nhiều đại lý cho biết hiện giá bia vẫn âm ỉ tăng từng ngày.


Tăng giá đón đầu!


Anh Quang Hưng, một đại lý bia lớn trên đường Nguyễn Văn Nghi (Q.Gò Vấp), cho biết thời điểm hiện tại giá bia các hãng như Heineken, Tiger, Saigon Special đều tăng mạnh so với cách đây một tháng. “Trước đây, một thùng Ken bán ra có giá khoảng 370.000 đồng thì hôm nay đã ở mức 385.000 đồng/thùng. Bia Tiger giờ giá cũng xấp xỉ 290.000 đồng/thùng”. Theo anh Hưng, một số hãng bia thực hiện tăng giá kể từ đầu tháng 12, với mức tăng 10.000-20.000 đồng/thùng.


Trong khi đó, ghi nhận tại nhiều điểm bán lẻ cho thấy giá bia lại chênh lệch nhau khá nhiều. Cụ thể tại cửa hàng Thu Nga (đường song hành quốc lộ 22, huyện Hóc Môn), bia Heineken đã ở mức 390.000-395.000 đồng/thùng, Saigon Special xấp xỉ 300.000 đồng/thùng. Bia Tiger thấp hơn ở mức 283.000 đồng/thùng, bình quân giá bia đã tăng khoảng 13.000 đồng so với cách đây một tháng.


Anh Mai Văn Thuận, đại lý bia đường Lê Văn Khương (Q.12), nói sở dĩ có sự chênh lệch giá giữa các đại lý, cửa hàng là do thu gom, dự trữ trước đó. “Thường các đại lý có vốn lớn, tiềm lực mạnh sẽ trữ số lượng lớn bia và bán ra nhiều hay ít tùy thời điểm. Với hình thức này, đại lý sẽ chủ động được giá cả, thậm chí còn rẻ hơn thị trường vào lúc cao điểm khi giá bia tăng lên” - anh Thuận nói. Cũng theo anh Thuận, hiện giá bia các loại vẫn âm ỉ tăng, cứ vài ngày lại tăng thêm 2.000-3.000 đồng/thùng.











Sạp bán bia các loại tại Q.1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Ai hưởng lợi?


Theo một đầu mối “ôm bia” thuộc loại lớn hiện nay, thị trường bia “nhảy chồm” mấy ngày gần đây bắt nguồn từ việc giá tất cả sản phẩm bia chủ lực của Công ty TNHH Nhà máy bia VN (VBL) - doanh nghiệp đang sở hữu các thương hiệu bia như Heineken, Tiger - vừa tăng giá khoảng 7% so với giá bán trước đó, nhưng chủ yếu chỉ làm giá với bia Heineken vốn được ưa dùng làm quà biếu tết.


Với giá xuất xưởng 352.000 đồng/thùng Heineken, chỉ cần đại lý cấp 1 nhận hàng xong và giao cho đại lý nhỏ hơn ở mức giá 370.000 đồng/thùng, đại lý cấp 1 đã bỏ túi ít nhất 18.000-20.000 đồng/thùng. Thế nên khi đến tay người tiêu dùng, Heineken lại nhảy vọt lên mức 390.000-395.000 đồng/thùng (tùy nơi) là điều không khó hiểu.


“Xảy ra tình trạng này là do cách bán hàng của VBL chuyển sang hình thức cấp hạn mức cho từng tổng đại lý, chứ không theo nhu cầu đăng ký của mỗi tổng đại lý như trước. Tình trạng “nhỏ giọt” bia Heineken xảy ra từ đầu nguồn nên giá tăng là phải” - vị đầu mối này cho hay. Cũng theo ông này, với phương thức trên của VBL, người được hưởng lợi lớn nhất chính là các tổng đại lý. Đây cũng là lý do các tổng đại lý cố gắng “ôm” bia Heineken, sau đó bán nhỏ giọt lại cho các đại lý cấp nhỏ hơn vì càng “găm” Heineken thì càng có lời, khiến giá loại bia này liên tục leo thang, nhất là vào dịp tết.


Đủ cung ứng cho thị trường


Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đăng Tuất, chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), cho biết đến thời điểm hiện tại, hai sản phẩm bia chủ lực của Sabeco là “333” và “Sài Gòn đỏ” hoàn toàn không có sự điều chỉnh giá bán nào. “Hai loại bia nói trên hiện chiếm đến 80% sản lượng bia sản xuất của Sabeco và chắc chắn không có việc tăng giá trong dịp tết này” - ông Tuất khẳng định.


Theo ông Tuất, kể từ tháng 9-2013, Sabeco chỉ điều chỉnh giá bán nhãn bia “Saigon Special” (SP) của loại chai và lon, trong đó giá xuất xưởng của SP loại lon điều chỉnh từ 206.000 đồng/thùng lên 226.000 đồng/thùng, loại SP chai từ 138.150 đồng/két lên 147.820 đồng/két. “Chúng tôi chỉ tăng giá hai loại trên với mức tăng khoảng 7% so với giá trước đó do cải tiến chất lượng và mẫu mã hòng cạnh tranh với các loại bia cao cấp khác. Và sản lượng của hai loại đã tăng giá chỉ chiếm khoảng 7% trong tổng sản lượng bia sản xuất hiện nay của chúng tôi nên không thể ảnh hưởng đến giá bia trên thị trường” - ông Tuất nói.


Ông Tuất cũng cho biết với lượng sản xuất đang có xu hướng tăng dần kể từ tháng 11-2013 trở đi, công suất sản xuất hiện nay của Sabeco đang giữ mức trung bình 140 triệu lít/tháng, tăng đến 40% so với các tháng trước đó nên “Sabeco khẳng định không có tình trạng khan bia, thiếu hàng như thị trường đang đồn thổi”. Chỉ tính riêng “333”, sản lượng sản xuất dành cho loại bia này lên đến 500 triệu lít và “Sài Gòn đỏ” là 450 triệu lít trên tổng sản lượng dự kiến đạt được 1,32 tỉ lít bia trong năm 2013 này.


Khả năng tăng thêm sản lượng từ 20-30 triệu lít/tháng cũng sẽ được Sabeco đáp ứng nếu tình trạng hút hàng diễn ra, nhưng theo tính toán của ông Tuất, “mức dự trữ tăng thêm hơn 100 triệu lít cho tháng cao điểm trước tết e là quá dư cho thị trường, trong bối cảnh có quá nhiều thương hiệu bia cạnh tranh hiện nay nên các đại lý, nhà phân phối không cần phải găm hàng, giữ giá làm gì”.


TR.V.NGHI - D.TUẤN









Siêu thị trữ hàng sớm


Đại diện siêu thị Co.op Mart, giám đốc marketing hệ thống Võ Hoàng Anh cho biết hiện nguồn cung bia tại siêu thị khá ổn định, không có biến động gì lớn. Về giá cả, do siêu thị ký kết hợp đồng cung ứng với các hãng từ sớm nên giá cả vẫn được kiểm soát và không tăng giá vào thời điểm này và cận tết.


Theo ông Anh, vào thời điểm các hãng bia tăng giá, nhiều đại lý, đầu nậu vào siêu thị gom hàng với số lượng lớn nhằm hưởng chênh lệch, để tránh thiệt hại cũng như cân đối thị trường siêu thị đã chủ trương hạn chế số lượng bán ra đối với đối tượng này. “Chắc chắn trong thời gian tới nếu có hiện tượng thu gom, siêu thị sẽ tiếp tục áp dụng hình thức hạn chế số lượng mua hàng với đối tượng khách hàng lẻ” - ông Anh khẳng định.




Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.