Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Navibank đòi tiền VietinBank với tư cách nào?

Navibank đòi tiền VietinBank với tư cách nào?


(Baodautu.vn) Sáng ngày 18/12, phiên xét xử phúc thẩm Huyền Như lừa đảo tiếp tục diễn ra với phần thẩm vấn đại diện Ngân hàng Nam Việt (Navibank) về các nội dung kháng cáo.




Tại đây, Hội đồng xét xử (HĐXX) làm rõ việc Navibank cho 4 nhân viên vay tiền, rồi sau đó 4 nhân viên này lại mang số tiền đó đi gửi tại VietinBank. Đây chính là mấu chốt để HĐXX đặt câu hỏi: Navibank tư cách gì mà đòi VietinBank?











Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như

Navibank cho nhân viên vay tiền để đi… gửi tiền


Bắt đầu phần thẩm vấn, Hội đồng xét xử (HĐXX) cho phép đại diện Navibank gồm ông Nguyễn Ngọc Khánh và Lâm Nguyễn Thiện Nhơn đọc đơn kháng cáo với nội dung chính là Navibank yêu cầu VietinBank trả số tiền gốc 200 tỷ đồng.


Đại diện này cũng cho biết có tổng số 18 hợp đồng tiền gửi, trong đó 12 hợp đồng đã tất toán, tương ứng với 300 tỷ đồng. Còn lại 6 hợp đồng liên quan đến 200 tỷ đồng đã bị Huyền Như chiếm đoạt.


Cũng theo đại diện này thì 6 hợp đồng đứng tên 4 cá nhân là nhân viên của Navibank gồm: Huỳnh Linh Chi, Nguyễn Cao Thùy Anh, Lương Thị Thủy Tiên, Lê Thị Thu Hương.


HĐXX cho mời đại diện của 4 nhân viên Navibank và hỏi: kháng cáo yêu cầu đòi lại thế nào? Đại diện 4 nhân viên Navibank cho biết: Yêu cầu VietinBank phải trả số tiền 200 tỷ đồng tiền gốc và lãi phát sinh cho Navibank hoặc cho 4 nhân viên này.


Đại diện HĐXX nói: Sao thiệt hại lại trả hoặc cho người này hoặc cho người kia, trong này có bao nhiêu mối quan hệ phát sinh? Người đại diện này trả lời: Nhân viên chúng tôi không đánh giá được, nhờ HĐXX đánh giá.


Vậy Navibank có ký hợp đồng với VietinBank không? - Tòa hỏi. Đại diện 4 nhân viên Navibank trả lời: 4 nhân viên ký. Như vậy là chỉ có 4 nhân viên ký, Navibank không hề có giao dịch nào với VietinBank? Vâng


Tòa hỏi: Nếu như sở hữu của riêng anh, sao không đòi cho cá nhân mà lại đòi cho người khác, phải chăng có điều gì mờ ám mà anh không tiện nói ra? Đại diện nhân viên Navibank ấp úng đáp: Theo tôi không có vấn đề gì trái pháp luật.


Navibank đòi VietinBank với tư cách gì?


9 giờ sáng, HĐXX thẩm vấn đại diện Navibank. Đại diện Navibank cho biết hồ sơ 12 hợp đồng đã tất toán là giữa VietinBank với nhân viên của Navibank. Đồng thời 6 hợp đồng tương ứng với 200 tỷ đồng còn lại cũng là của 4 nhân viên Navibank. Đến đây HĐXX hỏi: Vậy Navibank với tư cách gì mà đòi VietinBank trả lại cho mình? Đại diện Navibank đáp: Số tiền nhân viên Navibank gửi tại VietinBank là họ vay tại Navibank.


Đại diện HĐXX đưa ra nhận định: Vay là quan hệ dân sự khác, anh có quyền khởi kiện đòi họ. Đề nghị anh cung cấp hồ sơ vay và hồ sơ tất toán của Navibank với nhân viên Navibank. Cụ thể là vay từ thời gian nào, trả lãi thế nào và bảng sao kê chứng thực.


Đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục hỏi đại diện Navibank với yêu cầu “Trả lời chính xác vào nội dung câu hỏi”: Cho biết vì sao Navibank lại ký hợp đồng cho các nhân viên của mình vay tiền? Đại diện Navibank một lần nữa thừa nhận: Mục đích để nhân viên dùng số tiền này gửi tại VietinBank.


Đại diện Viện Kiểm sát nhấn mạnh: Tức là lý do Navibank ký các hợp đồng cho các nhân viên của mình vay tiền là để nhân viên này gửi tiền tại VietinBank? Đại diện Navibank đáp: Đúng ạ.


Liên tiếp các câu hỏi của đại diện Viện Kiểm sát đã bị đại diện Navibank không trả lời. Cụ thể trước câu hỏi: Vậy việc ký hợp đồng cho các nhân viên của mình vay tiền đem đi gửi tại VietinBank là theo chủ trương của ai? Đáp: Xin phép không trả lời. Hỏi: Vậy ai đứng ra giải quyết cho các nhân viên này vay tiền, nếu không có chủ trương? Đại diện Navibank… im lặng.


Đến đây đại diện Viện Kiểm sát buộc lòng trao đổi rõ: Trong quá trình điều tra, các thành viên HĐQT Navibank đã có văn bản trả lời chính thức việc gửi tiền tại VietinBank là theo chủ trương của HĐQT Navibank. “Sao ông lại né tránh?” - Đại diện Viện Kiểm sát nhấn mạnh. Tiếp sau đó, hàng loạt câu hỏi về hợp đồng gửi tiền; hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng lại thế chấp bằng chính hợp đồng gửi tiền đó, có hay không hợp đồng giả tạo; lãi suất… đều bị đại diện Navibank từ chối trả lời. Điều đó khiến cho đại diện Viện Kiểm sát phải thốt ra rằng: Tôi rất ngạc nhiên với phần trả lời hôm nay của ông (đại diện Navibank). “Muốn bảo vệ được quyền lợi của Navibank thì người đại diện phải hiểu vấn đề, nắm rõ quy định về tiền tệ. Nếu ông không nắm được thì đề nghị HĐXX thay đổi không tham gia nữa”, VKS kết thúc thẩm vấn đại diện Navibank.




Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.