(GDVN) - Theo báo Đức, ở Biển Đông, Tập Cận Bình muốn gì thì ông ta sẽ lấy cái đó. Trong ý thức của ông ta, Biển Đông là thứ thuộc về ông ta.
Hình ảnh minh họa trên báo Đức (nguồn dw.de) |
Philippines: vấn đề Biển Đông mấu chốt nằm ở "đường chín đoạn"
Đài tiếng nói nước Đức vừa có bài viết cho rằng, về vấn đề chủ quyền đảo đá ở Biển Đông, tuần này, Philippines và Trung Quốc lại diễn ra một cuộc khẩu chiến lớn. Philippines trước hết tuyên bố sẽ quay trở lại sửa chữa công trình sân bay trên đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" đối với vấn đề này. Bộ Ngoại giao Philippines phản hồi: so với hành động lấn biển quy mô lớn của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, Philippines sửa chữa sân bay thực ra không thể đánh đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose vào thứ Bảy nói rằng, việc Trung Quốc trước đó công kích Philippines khôi phục thi công trên đảo ở Biển Đông "sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề thực sự trên Biển Đông". Theo Charles Jose, vấn đề thực sự của Biển Đông nằm ở "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) do Trung Quốc vẽ ra một cách bất hợp pháp (tức là vẽ bậy vẽ bạ).
"Đường chín đoạn" ban đầu do Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố vào năm 1947, khi đó gọi là "đường 11 đoạn", tức là trên bản đồ sử dụng 11 đoạn đường ảo để đưa khoảng 90% diện tích Biển Đông vào bản đồ Trung Quốc. Việc phân định ranh giới của bản đồ này cũng cơ bản là kế thừa của Chính phủ Trung Quốc sau này.
Bộ Ngoại giao Philippines vào thứ Bảy tái khẳng định, Philippines "có chủ quyền" đối với vùng biển tranh chấp, nước này có kế hoạch sửa chữa công trình quân sự trên đảo, đá ngầm "không thể đánh đồng với hoạt động lấn biển quy mô lớn của Trung Quốc, hành vi của Trung Quốc vừa vi phạm luật pháp quốc tế, cũng đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng khu vực này một cách không cần thiết".
Hình ảnh minh họa trên báo Đức về khu vực Biển Đông (nguồn dw.de) |
Các học giả địa chất cho rằng, đáy biển Biển Đông tàng trữ tài nguyên dầu khí phong phú; vùng biển này cũng là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, hàng năm tổng kim ngạch hàng hóa vận chuyển trên 5.000 tỷ USD. Ngoài Trung Quốc và Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng đều tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần đảo, đá ngầm Biển Đông. Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông cũng là vấn đề nóng lâu dài của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra mối đe dọa đối với sự ổn định khu vực.
Vào thứ Sáu, Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao của họ có tên là Hoa Xuân Oánh cho rằng, họ "quan ngại nghiêm trọng" về việc Philippines có kế hoạch tu sửa đường băng sân bay trên đảo Thị Tứ. Hoa Xuân Oánh nói, quyết định của Philippines "không chỉ chà đạp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, mà còn lộ ra bản chất đạo đức giả của Philippines" - giọng chửi bới thường thấy của một số quan chức ngoại giao "nước lớn".
Năm 2014, Philippines đã chấm dứt công tác tu sửa đường băng đảo Thị Tứ, lo ngại công trình này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với vụ kiện trọng tài quốc tế của nước này. Năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay, Hà Lan, cho rằng, yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc đã vi phạm "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển", đồng thời yêu cầu trọng tài phân xử. Tòa án trọng tài có thể sẽ đưa ra phán quyết vào đầu năm 2016. Trong khi đó, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, cho rằng chủ trương của Philippines "thiếu căn cứ pháp lý".
Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì “đá hóa đảo” phi pháp của Trung Quốc
Trên Đài tiếng nói nước Đức mấy ngày qua còn có một bài viết khác, cho rằng, những năm gần đây Trung Quốc đang bành trướng mạnh mẽ trên Biển Đông; Bắc Kinh đang thông qua mở rộng đảo nhân tạo để nhấn mạnh yêu sách lãnh thổ (phi pháp) của họ đối với "vùng biển tranh chấp".
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp sân bay, bến cảng ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn dw.de) |
Theo các nguồn tin như tờ "Jane's Defense Weekly" Anh, Trung Quốc đang mở rộng đảo nhân tạo nhanh chóng ở vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Ảnh chụp vệ tinh mới nhất cho thấy, công trình trên đá ngầm Gaven trong một năm nhanh chóng mở rộng, đã tăng mới một bãi đáp máy bay trực thăng, một con đê dài, một đoạn khác của đê là một đảo nhân tạo mới xây vào tháng 3 năm 2014.
Trong khi đó, ở đá ngầm Tư Nghĩa, gần đây đã tăng thêm 2 bến tàu, một bãi đáp trực thăng và 1 công trình bê tông... Trên đá Chữ Thập, cách đây không lâu vẫn chỉ có một công trình xây dựng nhỏ; nhưng từ năm 2014, thông qua lấn biển, bồi đắp (phi pháp), hiện nay diện tích đá ngầm này đã đủ để thi công đường băng máy bay và bến tàu. Hơn nữa 2 công trình này rõ ràng đang được thi công (phi pháp).
Mỹ cho rằng, trong 2 - 3 năm qua, diện tích lấn biển, bồi đắp mới của Trung Quốc trên các hòn đảo ở Biển Đông đã vượt tổng số bồi đắp của các nước trong mấy chục năm qua. Trung Quốc cho rằng, việc này thuộc "chủ quyền lãnh thổ" (yêu sách phi pháp, vô lý – hệ quả từ các cuộc chiến tranh xâm lược biển đảo Việt Nam) của họ; họ còn nói rằng, (mở rộng đá ngầm phi pháp) là để "cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân viên làm việc trên biển" của họ. Nhưng dư luận nghi ngờ, Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông.
Theo bài báo, thông quá mở rộng đá ngầm ở Biển Đông, Bắc Kinh đang muốn làm cho yêu sách lãnh thổ (phi pháp) của họ trở thành "sự thực đã rồi". Nhưng, khi phân định lãnh thổ, thông thường chỉ xét tới diện tích tăng tự nhiên, chứ không phải công trình mở rộng nhân tạo. Vì vậy, về pháp lý, việc xây dựng rầm rộ (phi pháp của Trung Quốc) hoàn toàn không thể gây ảnh hưởng mang tính quyết định tới cục diện.
Trong tranh chấp Biển Đông, các bên như Malaysia, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei hoàn toàn không vì vậy mà mất đi quyền lợi của họ. Trong khi đó, ở góc độ đấu tranh chính trị quyền lực, họ lại thực sự ở vào tình hình bất lợi.
Căn cứ quân sự hải-không quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong tương lai (ảnh tưởng tượng từ các trang mạng Trung Quốc) |
Đối với Trung Quốc, mở rộng đá ngầm cũng có tính toán quân sự nhất định. Khác với tình hình biển Hoa Đông, lực lượng đường không của Trung Quốc không thể tiến hành tuần tra thường lệ (phi pháp) đối với Biển Đông rộng lớn. Trung Quốc thiếu cơ sở tiếp tế ở Biển Đông. Trong khi đó, thông qua thi công (phi pháp) công trình mới, Quân đội Trung Quốc có thể theo dõi (phi pháp) có hiệu quả hơn vùng biển này.
Theo bài viết, khác với Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình hoàn toàn không cần dựa vào cường quyền để bành trướng lãnh thổ, thực hiện lợi ích chính trị quyền lực của ông ta (? Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974, xâm lược 1 phần Trường Sa năm 1988…; xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam năm 2014). Nhưng, theo bài báo, phương thức hành vi của Tập Cận Bình cũng không có gì khác với Putin. Ở Biển Đông, ông ta muốn gì thì ông ta sẽ lấy cái đó. Trong ý thức của ông ta, Biển Đông là thứ thuộc về ông ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét