Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Tuyển Olympic Việt Nam: Áp lực khủng khiếp từ HLV Miura

Tuyển Olympic Việt Nam: Áp lực khủng khiếp từ HLV Miura

(Thethaovanhoa.vn) - Không bỏ 1 buổi tập nào trong 3 ngày, tập đủ 5 buổi, buổi ngắn nhất dài 1 tiếng rưỡi, buổi dài nhất gần 2 tiếng rưỡi, liên tục nhồi nhét thể lực, quát tháo không ngừng từ cầu thủ tới cả trợ lý, HLV Toshiya Miura đang tạo một sức ép khủng khiếp lên đội Olympic Việt Nam chỉ trong những ngày tập luyện đầu tiên.


Đội Olympic Việt Nam với nòng cốt là nhóm cầu thủ HAGL và U19 Việt Nam từng thua những trận rất đậm trước các đối thủ ở cấp độ quốc tế và quốc nội vì cùng một lý do: thể lực. Đó cũng là vấn đề lớn nhất của thế hệ này đã được nói tới trong suốt một năm qua.


Hơn ai hết, HLV Miura là người hiểu rõ điều đó. Ông đã và đang làm mọi thứ có thể để thay đổi chuyện này. Chúng ta đều biết đội Olympic của ông chỉ có khoảng 1 tháng để làm điều đó. Tập trung từ ngày 24/2, họ chỉ có khoảng 30 ngày chuẩn bị trước khi vòng loại giải U23 châu Á khởi tranh vào hôm 23/3.


Nhưng đó không phải là 30 ngày trọn vẹn bởi xen kẽ ở giai đoạn sau, đội Olympic sẽ có khoảng 5 tới 7 trận giao hữu. Vì thế, thời gian tăng cường thể lực, trên thực tế, chỉ có khoảng 15 ngày.


Đó là còn chưa nhắc tới dư âm của đợt Tết Nguyên đán vốn là kỳ nghỉ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Thử thách cho HLV Miura vì thế là rất lớn. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, ông phải nhanh chóng cải thiện thể lực của đội Olympic, đánh bật không khí Tết và sẵn sàng cho hàng loạt trận giao hữu ở phía trước.


Trong 3 ngày qua, đội Olympic gần như không hề tập bóng ngắn. Họ liên tục bị nhồi thể lực và tập đấu đối kháng theo nhiều hình thức khác nhau (chủ yếu là 8 đấu 8). Đó là một điểm khác biệt quan trọng trong giáo án tập của Olympic Việt Nam so với ĐT Việt Nam.


Khi ĐT Việt Nam tập trung cho AFF Cup 2014, ông Miura đã có tới 4 tháng chuẩn bị. Văn Quyết và các đồng đội có thừa thời gian giải quyết câu chuyện thể lực trước khi tập chiến thuật.


Nhưng ở đội Olympic hôm nay, thời gian chính là thứ có ít nhất. Xen kẽ với các bài tập chiến thuật, ông Miura đã áp dụng liên tục các bài đấu đối kháng. Riêng trong buổi tập chiều ngày 25/2, ông thầy người Nhật đã sử dụng tới... 5 bài tập 8 đấu 8 chỉ trong khoảng 1 tiếng.


Bằng mọi phương pháp có thể, nhiệm vụ của HLV Miura là tạo ra một đội quân giàu thể lực và đồng nhất về chiến thuật. Từ 30 con người (sẽ rút xuống 23) trong 1 tháng, với một thế hệ hoàn toàn mới, chưa từng tập chung với nhau, ông Miura sẽ phải tạo ra một đội bóng chiến thắng.


Mà đối thủ của họ trong một tháng tới là Olympic Nhật Bản, đội đã ghi 8 bàn vào lưới Olympic Thái Lan, và chủ nhà Olympic Malaysia. Trước 2 “ngọn núi” ấy, ông Miura không thể nhân nhượng.


Giáo áo “khủng” của HLV Miura đã tạo ra hàng loạt vấn đề khi liên tiếp các tuyển thủ phải lên tiếng thừa nhận sự mệt mỏi của mình. Không kể tới các ngôi sao U19 Việt Nam, chính những cầu thủ Olympic từng dự ASIAD và các tuyển thủ quốc gia cũng đã phải thừa nhận họ đang mệt mỏi.


Nhưng đấy là sự mệt mỏi cần thiết, là cái giá phải trả để Olympic Việt Nam hướng tới chiến thắng. Giáo án nặng ấy khiến các cầu thủ kiệt sức, nhưng tinh thần của họ lại phấn chấn. Nửa năm trước, ông Miura đã thành công với những con tính tại ASIAD. Bây giờ, các cầu thủ chờ đợi ở ông một điều kỳ diệu tương tự.










Một ngôi sao nữa kiệt sức


Những bài tập mệt mỏi của HLV Toshiya Miura đang tạo nên hàng loạt vấn đề cho các học trò. Sau Ngọc Hải, Công Phượng và Tuấn Anh, trung vệ Bùi Tiến Dũng là cầu thủ kế tiếp lên tiếng về vấn đề này: “Thầy Miura có nhiều bài tập lại. Mỗi buổi tập đều diễn ra nghiêm túc với các bài tập đa dạng. Nhưng bọn em vừa nghỉ Tết xong nên cảm thấy hơi nặng”.


Tiến Dũng là một trong những cầu thủ đặc biệt nhất đợt tập trung lần này. Anh là cái tên duy nhất không thi đấu ở giải hạng Nhất và V-League nhưng vẫn được gọi lên đội tuyển. Tiến Dũng thừa nhận: “Em không thi đấu hạng Nhất và V-League nên bị ảnh hưởng khi không được đá nhiều và hay phải tập một mình. Điều ảnh hưởng cụ thể tới em là chuyện kinh nghiệm”.


Cầu thủ của U19 Việt Nam cũng tiết lộ một số nội quy của đội Olympic như không được ra khỏi trại sau 22 giờ tối, chỉ được dùng di động theo một số giờ cố định. Cũng theo Tiến Dũng, anh và các đồng đội đều thoải mái với điều kiện sinh hoạt và ăn uống ở Trung tâm đào tạo trẻ của VFF.




Thanh Hà

Thể thao & Văn hóa



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.