Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

“Có ai đánh đâu, họ tự lao vào đầu vào gậy đấy chứ”

“Có ai đánh đâu, họ tự lao vào đầu vào gậy đấy chứ”


Cả một đám người cầm gậy lao vào vụt nhau ở Hội Gióng, có ảnh và video chứng thực hẳn hoi, nhưng dưới con mắt của ông ông Lê Hữu Mạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, bỗng dưng trở nên bình thường.


“Sự việc trên là bình thường, bởi đây là phong tục của hội” – ông Mạnh khẳng định.


Ông Nguyễn Khắc Lợi, PGĐ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch HN cũng “hoàn toàn đồng tình” với nhận xét của ông phó huyện:


“Tôi và các Thứ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng Giao thông có mặt ở hội Gióng rất lâu nhưng không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào. Những người cầm gậy chỉ là dân làng đi bảo vệ kiệu”.




Hỗn chiến kinh hoàng tại Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn. Ảnh: Zing



Dù đã rất tế nhị, nhưng GS. TS Trần Ngọc Thêm, GĐ Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, vẫn phải gọi “hành động bình thường” này bằng cụm từ “tranh cướp lộc bằng những biện pháp thô bạo”.


Còn GS.TS Ngô Đức Thịnh, GĐ Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian VN thì thở dài: “Nếu coi chuyện ẩu đả là chuyện bình thường thì rất nguy hiểm”.


Các chuyên gia văn hóa và công chúng, đều thấy sự việc “rất nguy hiểm” thì tại sao một số người lại không thấy?


Không khó tìm được câu trả lời nếu điểm lại mấy “kỹ năng” đã được một số quan chức áp dụng để biến những con voi thành con chuột.


Khi giơ cuốc bổ vào đầu hàng xóm trong cuộc tranh chấp đất đai, ông Nguyễn Đức Hoàng - chánh thanh tra Sở Y tế Kon Tum, đã có cách giải thích nhẹ hều: Nạn nhân tự va đầu vào cuốc (nhưng lại là cuốc của… em trai ông).


Theo giải trình này, nạn nhân là… cái cuốc, chứ không phải cái đầu.


Khi cầm ly bia bổ vào đầu nhau tóe máu, ông PGĐ Sở Ngoại vụ và Nội vụ Bình Phước, cũng giải trình nhẹ hều: Do đầu ông nọ tự va vào làm vỡ ly bia của ông kia.


Một lần nữa, nạn nhân không phải là cái đầu, mà là ly bia tội nghiệp.


Sau khi tranh luận trong cuộc nhậu, ông Huỳnh Hớn Dũng, GĐ Công ty Cầu đường 719 (TP.Bạc Liêu) “bình tĩnh” cầm ly bia táng thẳng vào mặt ông Nguyễn Văn Tuyến, Hạt trưởng Hạt quản lý đường bộ 73.4 Cần Thơ khiến ông này ôm đầu máu nhập viện.


Đánh xong, ông này lên xe đi thẳng về Bạc Liêu và sáng hôm sau thì đưa ra lý do cũng nhẹ hều hết cỡ: “Chuyện tối qua tôi không nhớ gì cả và cũng không hiểu vì sao tôi lại đánh anh Tuyến. Tôi say quá, khi thức dậy mới biết là đã đánh anh Tuyến”.


Nếu học được những “kỹ năng thượng thặng” của mấy quan chức này, rất có thể những thanh niên cầm gậy vụt tới tấp vào đầu người khác tại hội Gióng sẽ có cách giải trình tuyệt vời: “Có ai đánh đâu. Tại đầu họ cứ lao vào gậy của tôi đấy chứ”.


Nếu có nạn nhân thực sự trong cuộc ẩu đả này, thì hẳn nhiên, đó là…cái gậy !



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.