Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

“Phong cách đại trượng phu của Putin khiến Nga khốn đốn”

“Phong cách đại trượng phu của Putin khiến Nga khốn đốn”

Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Một bài bình luận của Paul Krugman đăng trên mục Op-Ed của tờ New York Times cách đây ít hôm nói rằng, những thách thức mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt hiện nay có liên quan nhiều đến bản chất của chính quyền Tổng thống Vladimir Putin.

Theo Krugman, đối với những người hay bị ấn tượng bởi phong cách “nam nhi đại trượng phu”, thì ông Putin chính là một hình mẫu lý tưởng. Ngay cả nhiều người Mỹ theo trường phái bảo thủ cũng đã tỏ thái độ thán phục trước cách thể hiện đầy mạnh mẽ của ông chủ điện Kremlin.


“Đó chính là người để gọi là một nhà lãnh đạo”, cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani thốt lên sau khi Putin đưa quân vào Ukraine hồi tháng 3 mà chẳng cần suy tính hay cân nhắc gì.


Tuy nhiên, Krugman cho rằng, Putin không bao giờ có đủ nguồn lực để hậu thuẫn cho phong cách mạnh mẽ của mình. Nước Nga có một nền kinh tế gần ngang quy mô của nền kinh tế Brazil. Và như những gì mà cả thế giới đang chứng kiến, nền kinh tế Nga đang đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính, và thách thức này có liên quan nhiều đến bản chất của chính quyền Putin.


Từ tháng 8, khi Nga thừa nhận binh sỹ nước này tham gia chiến đấu ở miền Đông Ukraine dù nói đó chỉ là những người lính đang “nghỉ phép”, đồng Rúp đã từ từ mất giá. Cách đây vài tuần, đồng Rúp chuyển sang trạng thái “rơi”. Những biện pháp quyết liệt gồm tăng lãi suất một lúc 6,5 điểm phần trăm và yêu cầu các công ty tư nhân ngừng tích trữ USD đã được Nga tung ra để cứu tỷ giá. Nhưng tất cả các con số thống kê đều cho thấy nền kinh tế Nga đang dần lún vào một cuộc suy thoái.


Dĩ nhiên, nguyên nhân chính dẫn tới những khó khăn hiện nay của Nga là sự giảm giá chóng mặt của dầu thô. Dầu thô mất giá phản ánh những yếu tố như sản lượng dầu đá phiến gia tăng, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới tăng chậm lại… và đây là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Putin.


Ngoài dầu lửa và khí đốt, nền kinh tế Nga không có nhiều thứ khác mà phần còn lại của thế giới cần, nên sự giảm giá của dầu chắc chắn sẽ khiến nền kinh tế này chịu thiệt hại lớn. Các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine càng khiến những khó khăn này thêm trầm trọng.


Tuy vậy, những thách thức mà nước Nga đương đầu lúc này không cân xứng với cú sốc giá dầu, Krugman lập luận. Đúng là giá dầu đã giảm sâu, nhưng đồng Rúp thậm chí còn mất giá mạnh hơn, và thiệt hại đối với nền kinh tế Nga vượt xa khỏi ngành dầu khí. Tại sao?


Đây thực ra không phải là một câu hỏi khó. Câu trả lời là, những gì đang diễn ra ở Nga cũng giống như các cuộc khủng hoảng tiền tệ “như trong phim” mà thế giới từng nhiều lần chứng kiến: Argentina 2002, Indonesia 1998, Mexico 1995, Chile 1982…


Loại khủng hoảng mà Nga đang đối mặt là điều xảy ra khi một quốc gia đã trở nên dễ bị tổn thương do vay nợ quá nhiều từ bên ngoài bất ngờ gặp chuyện xấu. Điều này đặc biệt đúng khi nợ nước ngoài của quốc gia đó chủ yếu là các khoản vay lớn của khu vực kinh tế tư nhân, và các khoản nợ này là nợ ngoại tệ.


Với tình trạng nợ nần như vậy, một cú sốc bất lợi như kim ngạch xuất khẩu sụt giảm có thể đẩy nền kinh tế rơi vào một vòng xoáy suy giảm. Khi đồng tiền của quốc gia đó mất giá mạnh, bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp trong nước - với các tài sản bằng đồng nội tệ như Rúp, Peso hoặc Rupiah, nhưng nợ lại tính bằng USD. Điều này sẽ kéo theo những thiệt hại ghê gớm đối với nền kinh tế của quốc gia, xói mòn niềm tin và khiến đồng tiền mất giá khủng khiếp hơn.


Những gì đang diễn ra ở Nga rất đúng với lý thuyết này, ngoại trừ một điều.


Thông thường, một quốc gia rơi vào tình trạng nợ nước ngoài cao là do thâm hụt thương mại kéo dài, phải dùng ngoại tệ vay tệ để nhập khẩu. Nhưng Nga không hề thâm hụt thương mại. Ngược lại, nước này liên tục có thặng dư thương mại nhờ giá dầu ổn định ở mức cao nhiều năm qua. Vậy vì đâu mà Nga vay ngoại tệ nhiều đến vậy, và những khoản vay đó đã biến đi đâu?


Câu trả lời cho vế sau của câu hỏi nằm ở khu Mayfair ở London hoặc khu Upper East Side thuộc quận Manhattan ở thành phố New York. Ở những khu này vào buổi tối, có hàng dãy dài những căn nhà cao cấp không có ánh đèn. Đó là bất động sản của các “con ông cháu cha” Trung Quốc, các ông hoàng Trung Đông, và các nhà tài phiệt Nga.


Về cơ bản, giới giàu Nga từ lâu đã tích trữ tài sản ở nước ngoài, và bất động sản cao cấp là một ví dụ điển hình về cách giữ tiền này của họ. Kết quả đã rõ: nợ ngoại tệ của Nga chồng chất.


Vậy giới giàu Nga đã vay ngoại tệ ở đâu? Theo Krugman, câu trả lời ở đây là: nước Nga dưới thời Putin tồn tại kiểu “bạn nối khố” mà ở đó, những người trung thành với nhà lãnh đạo dễ dàng có được những khoản tiền lớn để dùng cho mục đích cá nhân. Điều này có vẻ như bền vững khi giá dầu giữ ở mức cao. Nhưng khi bong bóng nổ như hiện nay, nạn tham nhũng bấy lâu đã đặt nước Nga vào tình trạng tồi tệ.


Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc ra sao? Câu trả lời chuẩn mực cho tình trạng của một quốc gia như Nga hiện nay, theo Krugman, là một chương trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với các khoản vay khẩn cấp và tái cơ cấu nợ mà đổi lại, Nga sẽ phải chấp nhận cải cách.


Dĩ nhiên, điều này sẽ không xảy ra ở Nga và Nga sẽ cố gắng tự vượt qua - Krugman nhận định. Theo nhà kinh tế học đoạt giải Nobel này, nỗ lực của Nga có thể sẽ bao gồm các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn ra nước ngoài.


Điều này cũng giống như “mất bò mới lo làm chuồng” sau khi nhà tài phiệt đã “cao chạy xa bay”.


Có thể coi những gì đang diễn ra ở Nga là một sự đi xuống đối với ông Putin. Và chính hành động “nam nhi đại trượng phu” của ông đã mở đường cho tình trạng hiện nay. Một chính quyền cởi mở và đáng tin cậy hơn - điều có thể khiến ông Giuliani không mấy ấn tượng - lại có thể ít tham nhũng hơn, dẫn tới ít nợ nần hơn, từ đó có thể giúp Nga dễ dàng vượt qua được sự xì hơi của bong bóng giá dầu hơn. Hóa ra, phong cách nam tính lại gây thiệt hại về kinh tế!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.