Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh

Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh

Dù đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng đã nhiều năm nay, nhưng cô Đoàn Thị Tuệ (53 tuổi, quê Hưng Yên) vẫn ngày ngày bám trụ với công việc bán tôm, cá, chỉ mong mỗi ngày kiếm được vài chục nghìn trả tiền thuê trọ, tiền ăn uống, thuốc men.


Số phận không may


Quê gốc ở huyện Kim Động, Hưng Yên, cô Tuệ lên Hà Nội kiếm sống đã gần chục năm nay. Những ngày đầu mưu sinh ở đô thị, cô Tuệ mắt vẫn nhìn mờ mờ, nên chạy ngược chạy xuôi để buôn bán. Vài năm sau đó, đôi mắt kém dần rồi tới khi không nhìn thấy gì nữa, cô Tuệ mới dọn hàng về bán ở khu chợ Hàm Tử Quan.


Cô tâm sự: “Hơn chục năm trước mắt đã mờ rồi, nhưng tôi không có điều kiện đi chữa trị, tới nay thì mù hẳn. Cũng chẳng rõ vì sao đôi mắt lại bị như vậy, nhưng tôi nghĩ mình cũng già rồi, lại 1 thân 1 mình nên cũng chẳng đi thăm khám, chữa trị làm gì cả”.


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Cô Tuệ bán cá cho khách


Cô Tuệ sinh ra trong gia đình có 5 người con. Hiện tại, cô chỉ còn có mẹ, bố đã mất từ lâu, các anh chị em đều đã lập gia đình nhưng không mấy khá giả. “Bây giờ ở quê tôi đô thị hóa nhiều, ruộng đồng thành khu công nghiệp, tôi chẳng thể làm được công nhân nên đành thoát ly lên thành phố mưu sinh vậy. Dù bị mù, nhưng mình không thể trở thành gánh nặng cho người khác được”.


Nhiều người dân trong khu chợ nghĩ cô Tuệ có gia đình riêng, chồng đã mất, nhưng cô Tuệ cười bảo: “Mọi người nhầm đấy, tôi bị mù thế này, chẳng lập gia đình. Không chăm sóc được cho chồng con lại làm khổ người khác. Mưu sinh thêm vài năm nữa, tới khi yếu thì lại về quê, ở với bà với mẹ”.


Những lúc không có khách, nghĩ về tháng ngày sau này, cô Tuệ lại thở dài: “Nói thế chứ sợ tuổi già lắm, con cái chẳng có, chẳng biết lúc đau ốm thì lấy ai chăm mình”.


Nhiều lần đi lạc, bị lừa vì mù


Một ngày làm việc của người phụ nữ mù bắt đầu từ 3 giờ sáng. “Với tôi, ngày hay đêm, sáng hay tối cũng chẳng quan trọng, bởi tôi đã sống trong bóng tối nhiều năm nay, lúc nào cũng chỉ thấy một màu, đâu cứ phải chờ tới khi trời rạng sáng mới đi chợ”.


Dậy từ sáng sớm, cô Tuệ men theo con đường quen thuộc đi ra chợ Long Biên gánh từng gánh cá, tôm về bán ở chợ Hàm Tử Quan. Đôi tay thô ráp, sần sùi của người phụ nữ này cẩn thận xoa từng mảng tường, từng gốc cây để đi theo con đường quen thuộc từ phòng trọ tới chợ, từ chợ đầu mối tới chợ Hàm Tử Quan ngồi bán.


Cô bùi ngùi kể lại: “Có hôm trời mưa, con đường đi quen mọi ngày khang khác, thế là tôi đi lạc ra bãi Giữa sông Hồng. May có vợ chồng nhà nọ tốt bụng, thấy tôi cứ lần mò đi, rồi loay hoay lội nước nên giúp tôi”.


Đều đặn ngày nắng cũng như mưa, người phụ nữ này còm cõi gánh hàng cá bán từ sáng tới tận trưa. Gánh hàng của cô chỉ vỏn vẹn một thau đựng tôm, một thau đựng cá và thau đựng ngao.


Cô vẫn đùa: “Chẳng ai bán hàng lại nhàn như cái thân tôi cả. Mắt mũi chẳng nhìn được gì nên chỉ dùng cái cân cũ, sờ được vạch, biết được bao nhiêu cân, bao nhiêu lạng. Tính tiền thì chỉ có thể tin tưởng vào khách, vào bạn hàng ngồi bên, hết bao nhiêu họ trả đủ, tiền thừa thì tôi đưa túi cho khách lấy lại”.


Nhiều người ở chợ, nhiều khách hàng quen biết được hoàn cảnh của cô Tuệ nên giúp đỡ, động viên cô rất nhiều.


Nhưng nhiều người tốt thì cũng lắm kẻ xấu. Không ít lần cô Tuệ bị lừa mất hết tiền hàng. “Đợt tháng sáu vừa rồi, có anh thanh niên bán hải sản biết tôi bị mù cũng lân la hỏi chuyện. Tới chiều tối tôi dọn hàng về thì bị chặn đường lấy mất tiền. Bị vài lần như thế tôi nhận ra tiếng, mới biết là anh thanh niên bán hải sản”.


Lần khác, một phụ nữ tầm 40 tuổi tới mua hàng, đưa tờ 20 nghìn cho cô Tuệ nhưng lại nói là 200 nghìn và chờ cô Tuệ trả tiền thừa. May mà mấy người bán hàng gần đó nhìn thấy, liền ra phân xử giúp. “Nếu không bữa đó chắc tôi lỗ to rồi”, cô Tuệ cười lớn.


Mỗi ngày 10 nghìn tiền ở trọ, ăn bánh mỳ qua bữa


Đến hơn 12 giờ trưa, khi chợ đã vãn dần, mặt trời đã lên cao, cô mang đồ đạc ra lau rửa sạch sẽ rồi gánh hàng về. Theo chân cô về phòng trọ nhỏ ở ngõ 277 Phúc Tân (Hoàn Kiếm) chúng tôi mới thấy con ngõ ngoằn nghèo, nhỏ hẹp khiến việc di chuyển với gánh hàng của cô thật khó khăn. Ngõ 277 Phúc Tân chỉ cần đi một con đường thẳng là tới, nhưng cô Tuệ lần mò đi theo đường vòng, xa hơn và khó đi hơn. Khi chúng tôi dẫn cô đi con đường mới, cô bảo: “Tôi đi mãi quen một đường này, sợ đi đường khác lại quên đường, lạc mất thì khổ”.


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Phòng trọ cô Tuệ ở chung với 3 người nữa


Trong phòng trọ chưa đầy 10m2, cô Tuệ sống cùng 4 người nữa, mỗi tháng, tiền phòng 1 người hết 300 nghìn đồng. Cả 4 người đều đi mưu sinh, tối về chỉ một cái chiếu, một cái gối ngủ một giấc tới 2, 3 giờ sáng rồi ai nấy lại bắt đầu ngày lao động. Trong phòng trọ của cô Tuệ, người đi lượm ve chai, người bán hàng rau, hàng cá, người lại làm giúp việc… “Phòng bé thế này thôi nhưng cũng chẳng rẻ, trừ tiền phòng, tiền ăn hàng tháng, tôi cũng chỉ để dư được vài trăm nghìn, thỉnh thoảng về quê mua thuốc cho mẹ già. Ngày nào kiếm được ít, chỉ dám ăn tạm bánh mỳ cho qua bữa”.


Bươn chải cuộc sống với đủ mọi lo toan nhưng những người ở chung nhà, cùng xóm với cô Tuệ luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. “May mà có họ, nên dù không có gia đình, con cái, tôi cũng vơi bớt nỗi buồn. Trong cái rủi, cũng có cái may. Mình bị mù nên trời thương tình cho nhiều người tốt giúp đỡ. Tôi cũng chỉ mong làm ăn thêm vài năm nữa, rồi về quê chăm mẹ già. Cứ sống như thế tới hết cuộc đời…”.


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Cô Tuệ đã bán cá 7 năm nay


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Nụ cười lạc quan trong cuộc sống


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Khách hàng của cô chủ yếu là khách quen


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Việc trả tiền hàng, lấy lại tiền thừa chủ yếu dựa trên sự tin tưởng vào khách hàng


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Dù mắt không nhìn thấy gì nhưng cô Tuệ làm cá, làm tôm vẫn nhanh thoăn thoắt


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Người phụ nữ mù hơn 7 năm bán cá mưu sinh


Bữa sáng của cô là 2 quả chuối được người dân gần chợ cho



Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ:


Cô Đoàn Thị Tuệ


Số nhà 75 ngõ 277 Phúc Tân, Hà Nội.


Hoặc liên hệ qua Tiin.vn


SĐT: 0936068334




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.