Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

CSGT Rạch Chiếc bị "tố" chặn dừng xe mà không giải thích lỗi

CSGT Rạch Chiếc bị "tố" chặn dừng xe mà không giải thích lỗi


Bị tổ CSGT chặn dừng xe nhưng anh L. không được giải thích lỗi rõ ràng. Trong lúc đang đôi co với vị đại úy CSGT thì anh L. bị một người thanh niên lạ mặt xông tới chửi bới, định hành hung…


Đến nay, sau nửa tháng xảy ra vụ việc bị tổ công tác Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM) dừng xe và suýt bị người lạ mặt hành hung trước mặt tổ CSGT này, anh N.V.L (ngụ phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM) vẫn chưa hết bức xúc.


Theo trình bày của anh L, vào sáng 30/11/2014 anh điều khiển xe gắn máy lưu thông trên Xa lộ Hà Nội theo hướng từ TP.HCM về Đồng Nai. Khi đến gần cầu vượt Trạm 2, anh L. bị tổ công tác gồm 3 chiến sĩ thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc đứng làm nhiệm vụ ra hiệu dừng xe vì lỗi “không bật xi nhan ở đoạn đường cong”.











Hình ảnh tổ CSGT chặn dừng xe anh L. vào sáng 30/11/2014 (Ảnh cắt từ clip)

Anh L. không đồng ý khi nghe thông báo lỗi này vì anh cho rằng đoạn đường tại cầu vượt Trạm 2 là đường cong, không giao cắt với tuyến đường nào khác nên không cần phải bật xi – nhan. Theo anh L, cùng thời điểm anh bị thổi phạt cũng có nhiều người đi đường khác bị ra hiệu dừng xe.


“Tôi thấy mình lưu thông đúng luật nên dùng ĐTDĐ ghi hình với mục đích làm bằng chứng. Thấy tôi sử dụng điện thoại ghi hình, một cán bộ của tổ công tác là đại úy Nguyễn Xuân Lệ đã có những lời lẽ đe dọa, phản ứng kiểu thách thức”, anh L. kể.


Theo như nội dung trong clip anh L. cung cấp, thay vì phải nói lý do dừng xe cũng như giải thích rõ lỗi cho người vi phạm, đại úy Nguyễn Xuân Lệ cãi vã với anh L. và còn nói: “Mày buông (ĐTDĐ - PV) ra, mày được phép chụp cảnh sát không?”


Anh L. còn cho biết, lúc anh và đại úy Lệ đôi co thì từ đâu xuất hiện một thanh niên (khoảng 20 tuổi) đeo khẩu trang xông tới nói những lời lẽ thô tục, chửi bới.











Anh L. trình bày sự việc

Anh L. ra sức thanh minh, đồng thời nói với đại úy Lệ bình tĩnh. Trong clip anh L. cung cấp có đoạn đại úy Lệ nói như tát nước vào mặt anh L: “Mày câm cái miệng mày vào … Lấy giấy đây … Mẹ cho mày gãy mẹ mày răng bây giờ … Mày cho nó gãy răng cho tao, mày ngu, mày có coi luật không? Mày muốn chụp không? Đã ngu không biết luật còn gân cổ ra mà cãi; mày ngu lắm, luật mày không nghe”.


Sau đó, một cán bộ thuộc tổ CSGT này can thiệp, nói là tổ trưởng và yêu cầu anh L. xuất trình giấy tờ xe. Sau một hồi giải thích lòng vòng, người này trả lại giấy tờ cho anh L. mà không lập biên bản xử phạt.


Sự việc trên khiến anh L. rất ấm ức. Anh cho biết: "Nếu tôi vi phạm thì các CSGT phải nói rõ cho tôi biết là lỗi gì, còn đây họ giải thích lòng vòng, có thái độ và lời nói không đúng mực. Thậm chí tôi bị nam thanh niên lạ mặt chửi bới, định hành hung trước mặt họ mà họ không có hành động nào can thiệp".


Để làm rõ thông tin anh L. cung cấp, phóng viên đã liên hệ với Thượng tá Trần Thanh Trà – Trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP.HCM. Tuy nhiên vị trưởng phòng này cho biết đang bận họp và hướng dẫn phóng viên cung cấp hình ảnh, clip lúc tổ CSGT Đội Rạch Chiếc làm việc với anh L. cho Phòng PC67 để xem xét, đánh giá mức độ sai phạm từ đó sẽ có hướng xử lý.



Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (Văn phòng Luật sư Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn Luật sư TP.HCM):


Theo thông tin bài viết, trường hợp này, xét về lí, việc bắt lỗi vi phạm của CSGT Rạch Chiếc là đúng qui định của pháp luật. Bởi lẽ, theo điều 6 Nghị Định 171/2013/NĐ-CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi trên sẽ bị xử phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 ngàn đồng đối với hành vi: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo rẽ.


Tuy nhiên, lẽ ra trong trường hợp này trách nhiệm của CSGT là phải giải thích cho người dân hiểu nguyên nhân họ bị xử phạt? Với cách hành xử như phản ảnh thì rõ ràng là không chuẩn mực với tư cách của một chiến sĩ CSGT.


Mục đích của việc xử phạt là nhằm tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến người vi phạm, để họ không tái phạm. Còn nếu việc xử phạt mà người dân không biết và không hiểu lí do minh bị xử phạt thì khi đó mục đích xử phạt sẽ không có tác dụng mà đôi lúc còn gây ra sự ức chế cho người dân.


Thông thường người dân chúng ta khi đi đường chỉ chú ý bật xi nhan báo rẽ trái hoặc phải khi ở những ngã ba, tư... chứ ít người biết rằng, khi lưu thông xe trên một trục đường duy nhất nhưng khi gặp các đoạn đường cong, thì bắt buộc người điều khiển phương tiện đó phải bật đèn báo hiệu.


Như vậy, mục đích việc báo hiệu đó là nhằm cảnh báo cho các phương tiện xe đang lưu thông phía sau biết được rằng: Phía trước đang có cua quẹo, để các xe phía sau cảnh giác, không lấn trái vượt lên khi xe bắt đầu vào cua. Vì thế , yêu cầu bắt buộc các xe khi chuyển hướng là phải giảm tốc độ và bật tín hiệu là nhằm giảm bớt các tai nạn có thể xảy ra.



Phương Nguyễn


Mới nhất


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.