Nếu bạn ăn tỏi trước hoặc trong bữa ăn, mà đơn thuần chỉ là ăn tỏi không thì rất có thể bạn sẽ gặp những triệu chứng tương tự như bị loét dạ dày. Bởi trong tỏi có một chất “allicin” được cho là nguồn chủ yếu về tính chất kháng sinh của tỏi sẽ phát tác và gây cảm giác nóng trong bụng. Vì vậy, nếu muốn ăn tỏi, bạn nên ăn cùng các loại thức ăn khác và ăn khi no bụng để tránh những tác dụng phụ này.
Ăn tỏi sai cách dễ sinh bệnh.
Ăn tỏi với trứng rất độc
Trứng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp bồi bổ sức khoẻ, và là món ăn thường xuyên trong các bữa ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên nếu tráng trứng với tỏi sẽ rất độc.
Người bị bệnh gan không nên ăn tỏi
Với những bệnh nhân viêm gan, tỏi không hề có tác dụng trị bệnh, trái lại, một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Không nên ăn tỏi khi bị các bệnh về mắt
Y học Trung Quốc tin rằng ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt và tổn thương gan. Vì vậy khi có các bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.
Ăn nhiều tỏi giảm khả năng sinh sản
Tỏi tươi có khả năng hủy hoại tinh trùng nên ở những người trong độ tuổi sinh đẻ nếu ăn quá nhiều sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.
Khi bị tiêu chảy cần tránh ăn tỏi
Khi bị tiêu chảy đồng nghĩa đường ruột bị vi khuẩn xâm nhập và bạn không nên ăn tỏi sống vì sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Phương Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét