Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Cựu TBT Nguyễn Công Khế: Tôi có thu nhập cao từ nuôi chim yến

Cựu TBT Nguyễn Công Khế: Tôi có thu nhập cao từ nuôi chim yến

Ông Khế cũng là người có tiếng trong lĩnh vực nuôi chim yến.


Giai đoạn đăng loạt bài vụ án Năm Cam rất nguy hiểm, ông có được bảo vệ nghiêm ngặt trước những phần tử xấu?


Có. Tôi rất cảm động việc ông Phạm Văn Đồng, lúc đó đang làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng, đã điện cho lãnh đạo TP.HCM là ông Nguyễn Võ Danh lúc đó làm Phó Bí thư Thành uỷ bằng mọi cách phải bảo vệ tôi và gia đình trong thời điểm đó. Công an TP.HCM trong suốt 6 tháng trời đã cử người bảo vệ tôi cùng những thành viên trong gia đình để tránh sự trả thù của các đối tượng tội phạm.


Tôi có một niềm tin là bọn xấu sẽ không làm gì được mình. Nếu tôi làm việc không chính trực thì tôi sợ, đằng này tôi làm việc chính trực, không việc gì phải sợ. Ở đời, rủi ro, chết sống cũng là việc bình thường ở đời.


Thời làm báo của ông, thông tin đăng tải có khó khăn?


Thế hệ của tôi, anh Lê Văn Nuôi, anh Lê Hoàng, chị Kim Hạnh, anh Võ Như Lanh, chị Thế Thanh, anh Tô Hoà,.., khi cho đăng bất cứ một thông tin nhạy cảm, chúng tôi cũng từng có nhiều cân nhắc. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã quyết định đăng những thông tin dù có thể bất lợi cho cá nhân Tổng biên tập nhưng có lợi cho dân, cho nước. Khi lãnh đạo có hỏi, có chất vấn, thì chúng tôi đều tìm cách trình bày, giải thích vì sao chúng tôi cho đăng những tin bài như vậy.


Nhưng nhiều khi lãnh đạo cũng cần tiếng nói của báo chí. Nếu thường chỉ có “một chiều”, bảo cấp dưới phải làm thế này, thế nọ, thì lãnh đạo sẽ không có những thông tin trung thực để biết những khiếm khuyết của mình cũng như nhưng chính sách do mình đưa ra để mà hoàn thiện, sửa chữa. Đâu phải cứ trái chiều là sai, là làm cho tình hình không ổn định? Đôi khi những tiếng nói trái chiều còn cần hơn cho lãnh đạo là những tiếng nói thuận chiều mà không thật lòng vì sự nghiệp chung.


Nhà báo Nguyễn Công Khế và Thủ tướng Campuchia Hun Sen


Nhà báo Nguyễn Công Khế và Thủ tướng Campuchia Hun Sen


Sau khi không còn giữ chức Tổng biên tập báo Thanh Niên, ông làm gì?


Tôi vẫn không ngơi nghỉ. Hiện nay tôi đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn truyền thông Thanh Niên, bao gồm lĩnh vực truyền thông, sự kiện. Tôi vẫn đứng ra tổ chức Giải bóng đá U21 báo Thanh Niên, chương trình Duyên dáng Việt Nam, gây quỹ Nhân tài Đất Việt…


Nghe nhiều người nói ông có thu nhập lớn từ nghề nuôi yến?


Thu nhập từ nuôi chim yến, tôi nghĩ đó là lộc trời. Tôi nuôi trên 10 năm nay, thu nhập rất cao cho mỗi tháng cho gia đình. Tôi nghĩ nghề nuôi yến là một nghề nên phát triển ở Việt Nam kết hợp với du lịch. Mỗi ký yến hiện nay vào khoảng 50 triệu đồng, một nghề có thu nhập rất cao.


Chất lượng yến của Việt Nam tốt hơn nhiều so với Malaysia, Indonesia và các nước khác. Yến là một sản vật đặc biệt quý hiếm và giúp rất nhiều cho sức khoẻ con người.


Hiện nay, riêng Trung Quốc, một quốc gia có hàng tỷ dân và rất nhiều người dùng yến ở đây. Qua Mỹ tôi cũng thấy nhiều người Mỹ và người dân gốc châu Á dùng yến…Nếu Việt Nam phát triển nghề nuôi yến, ngành du lịch cũng sẽ rất phát triển.


Nghề nuôi yến tạo thu nhập cao cho nhà báo Nguyễn Công Khế


Nghề nuôi yến tạo thu nhập cao cho nhà báo Nguyễn Công Khế


Ông cũng là người hướng dẫn cho nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nuôi chim yến phải không?


Hồi anh Triết xuống thăm tôi, tôi có giới thiệu cho anh xem vườn cam tôi trồng. Anh Triết đùa nói: “Trồng cam thì cũng bình thường rồi, nuôi yến mới là cái tôi thích thú”. Sau đó, tôi có chỉ những người kỹ thuật xuống giúp anh làm nhà yến.


Nghe nói mỗi tháng anh thu được 1 ký yến tức là thu nhập được 50 triệu một tháng hơn cả lương anh ấy hồi làm Chủ tịch nước.


Không chỉ anh Nguyễn Minh Triết mà tôi còn giúp và huớng dẫn hàng chục anh em bè bạn xây dựng nhà yến trên khắp cả các vùng ở phía Nam. Nhiều người đã có kết quả và có tổ yến để dùng và để bán có thu nhập cao.


Dương Cầm (thực hiện)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.