Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Chủ tịch Quốc hội: "GDP người ta tính một đường, mình tính một đường"

Chủ tịch Quốc hội: "GDP người ta tính một đường, mình tính một đường"

(GDVN) - Thảo luận về Luật Ngân sách, Chủ tịch Quốc hội nói: "Vay là vay chứ lại còn gọi là huy động. Thực chất là vay nhưng lại gọi là huy động. Thế là thế nào?"



Thảo luận về Luật Ngân sách, có một vấn đề mới được đặt ra là: địa phương có vay nợ hay không?


Qua nghiên cứu ở một số nước quy định cụ thể quyền kiểm soát trực tiếp vay nợ của chính quyền địa phương của Chính phủ. Hình thức kiểm soát thường diễn ra dưới dạng áp đặt giới hạn tổng dư nợ từng năm đối với mỗi địa phương, đôi khi là cả cơ cấu nợ; quyền xem xét, phê chuẩn từng hoạt động vay nợ (bao gồm các điều khoản, điều kiện về khoản nợ và việc trả nợ). Trong một số trường hợp, Chính phủ có thể tập trung hoá toàn bộ hoạt động vay nợ, sau đó cho địa phương vay lại.


Thí dụ, tại Hàn Quốc, đối với ngân sách trung ương, mức vay bội chi hàng năm do Quốc hội quyết định, nhưng đảm bảo nguyên tắc tổng dư nợ không quá 33% so với GDP. Đối với ngân sách địa phương: mức huy động tối đa hàng năm do Bộ Nội chính thông báo, theo nguyên tắc không lớn hơn 10% tổng chi ngân sách của địa phương; địa phương được quyền chủ động phương án huy động và mức lãi suất huy động.


Còn tại Đông Nam Á, Indonesia cho phép chính quyền địa phương có thể vay hoặc phát hành trái phiếu trên thị trường nội địa, nhưng phải theo quy chế và phải được chính phủ trung ương chấp thuận, tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn trước năm 2000, các khoản vay tạm thời bị siết chặt cho đến năm 2005.


Tuy nhiên tại Thái Lan, chính quyền địa phương không được vay, kể cả vay trong nước hay nước ngoài, nếu không được chấp thuận của chính quyền Trung ương.


Cho ý kiến về dự thảo luật này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu luật này phải công khai minh bạch, phải cải cách thủ tục hành chính: “Hội nhập quốc tế rồi thì phải xác định trên tinh thần hội nhập, tất cả các thông lệ quốc tế về ngân sách phải theo chứ. Bội chi người ta để một đường, mình để một đường. Nợ công người ta tính một đường, mình tính một đường. GDP người ta tính một đường, mình tính một đường… Vay là vay chứ lại còn gọi là huy động. Thực chất là vay nhưng lại gọi là huy động. Thế là thế nào? Vay mà lại không phải là bội chi, cứ nói một đường làm một đường. Tư lệnh ngành phải năm tiền, nắm người. Vậy thì vai trò của ông ấy ở đâu trong toàn bộ quá trình vận hành? Luật này các đồng chí chưa nói trách nhiệm. Lâu nay, ta vẫn nói luật không có chế tài. Làm sai thì giám sát và kỷ luật”.











Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ngân sách nhà nước phải đảm bảo thống nhất, phải trình ra Quốc hội quyết định, nhằm phân bổ vốn hợp lý cho từng địa phương nâng cao năng lực phát triển.


“Ngân sách của chúng ta là phải thống nhất. Làm chẳng đổi mới gì cả, 63 tỉnh thành là 63 cái ngân sách, thế thì nó thành 63 cái bang. Chúng ta phải thuyết minh để thấy rằng đất nước này là thống nhất. Đất nước này có nhiều dân tộc. Đất nước này có vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, vùng khó. Đất nước này hầu hết ở bên dưới toàn là nông dân. Tất cả những trung tâm phát triển các đô thị phải có trách nhiệm nghĩa vụ, chứ không phải là tự do làm”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.



Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong luật lần này cũng nên tính toán quan hệ ngân sách và chính sách tiền tệ.


Chủ tịch Quốc hội nói: “Ngân sách là ngân sách, quỹ là quỹ, chứ không thể nhập nhằng. Ngân sách quản lý theo cơ chế ngân sách, còn quỹ quản lý theo cơ chế quỹ. Cứ cái gì có nguồn gốc từ ngân sách đưa hết vào đây quản lý là không được”.


Câu chuyện ngân sách nhà nước là một chủ đề luôn rất nóng tại các kỳ họp Quốc hội. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội vừa qua, Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, Nhà nước cần thay đổi cơ chế từ ngân sách "mềm" sang ngân sách "cứng." Ngân sách "cứng" nghĩa là sẽ không có một khoản chi nào nếu không nằm trong dự toán mà Quốc hội đã thông qua. Vấn đề lớn nhất là cần sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước, trong đó cần quy định không có ngân sách lồng ghép. Ngân sách Trung ương là của Trung ương, phần nào Trung ương trợ cấp địa phương thì Quốc hội phải giám sát.


“Ngân sách đang có những tồn tại lớn, Quốc hội đang quyết toán ngân sách hình thức, tức là quyết cái đã rồi. Nếu không xử lý thì không thể giải quyết được bài toán ngân sách một cách hiệu quả. Vấn đề kỷ cương ngân sách chưa nghiêm, tạm gọi là tùy tiện, cứ vượt thu thì vượt chi. Do đó, quyết toán ngân sách giữa Quốc hội đề ra về chi và thực chi tăng đến 30-40%. Phá vỡ kỷ cương ngân sách, nhưng giám sát rất yếu và xử lý vi phạm cũng chưa thật nghiêm”, Đại biểu Lịch nói.


Nói về tình trạng thu ngân sách trung ương khó khăn nhưng nhiều địa phương luôn vượt kế hoạch, thậm chí còn đề nghị được thưởng, Đại biểu Lịch chỉ rõ: “Chính cơ chế lồng ghép tôi nói ở trên, khiến trách nhiệm không rõ ràng. Nhà nước không nên có cơ chế thưởng. Phần nào của địa phương, địa phương có thể thu vượt. Còn phần của trung ương, với trách nhiệm chính quyền địa phương (là người thu thuế cho trung ương) anh phải thu đủ. Đấy mới là kỷ cương ngân sách. Anh không thu được thuế cho tôi, tôi sẽ kỷ luật, cách chức anh chứ đâu lại có chuyện thu vượt thì anh đòi thưởng. Hiện nay, các địa phương khi làm dự toán cũng làm thấp, để cuối năm thu vượt kế hoạch dễ dàng và họ sẽ xin được thưởng phần đó, chi theo ý mình. Đấy là cái theo tôi cần khắc phục ngay”.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.