Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Ba đại cường “dân tộc chủ nghĩa” đang nhào nặn cục diện Châu Á

Ba đại cường “dân tộc chủ nghĩa” đang nhào nặn cục diện Châu Á
Ba đại cường “dân tộc chủ nghĩa” đang nhào nặn cục diện Châu Á

Tuần duyên Nhật Bản rượt đuổi tàu hải giám Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh REUTERS/Kyodo/Files




Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hiện là ba cường quốc vùng Châu Á Thái Bình Dương có một mẫu số chung: Được một nhân vật dân tộc chủ nghĩa lãnh đạo.


Phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế về cục diện vùng Châu Á-Thái Bình Dương từ đầu năm 2014 đến nay, trước hết ghi nhận tình trạng chính sách đối ngoại của hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã có những thay đổi nhất định sau khi hai nhân vật mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa lên cầm quyền : Tập Cận Bình ở Bắc Kinh và Shinzo Abe ở Tokyo.


Tính chất cứng rắn và quyết đoán của các lãnh đạo này đã ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của hai cường quốc kể trên. Trong trường hợp của Trung Quốc, IISS đặc biệt ghi nhận sự kiện ông Tập Cận Bình, một lãnh đạo mới lên, muốn xác lập quyền lực của mình và nhấn mạnh đến quy chế đại cường của Trung Quốc. Trong lãnh vực đối ngoại, ý hướng này được biểu thị qua các hành động đòi hỏi chủ quyền mạnh mẽ tại hai khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Các hành động đó đi từ quyết định thành lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông vào cuối năm ngoái 2013, cho đến việc đưa một giàn khoan dầu khổng lồ hạ đặt vào trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông hồi tháng Năm vừa qua.


Giải thích về hành động quyết đoán trên đây của Trung Quốc, IISS nêu lên nhiều lý do. Đó có thể là phản ứng tự nhiên trước thái độ quyết đoán mạnh mẽ hơn của Nhật Bản, đối thủ của Bắc Kinh trong khu vực, nhưng cũng có thể là chủ trương tiến tới sau khi xác định được sự yếu đuối của các nước Đông Nam Á, thường xuyên bị chia rẽ, và cả của chính quyền Mỹ, đôi khi đã bộc lộ những dấu hiệu thiếu kiên định và thiếu tập trung vào khu vực cho dù đã tuyên bố chính sách tái cân bằng lực lượng qua châu Á-Thái Bình Dương.


Một nguyên nhân khác, theo IISS, bắt nguồn từ mong muốn của Bắc Kinh, muốn tận dụng ưu thế trên biển mới có được của Hải quân Trung Quốc trước khi các nước láng giềng phát triển được các phương tiện đối phó.


Vấn đề, theo IISS, là cho dù các động thái quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh gây thiệt hại cho Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á (đặc biệt là Philippines và Việt Nam), sức mạnh kinh tế của Trung Quốc vẫn giúp nước này duy trì được quan hệ tích cực với khu vực. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, ông Tập Cận Bình có thể là đã tính toán rằng các trục trặc tạm thời trong quan hệ với Tokyo, Manila và Hà Nội là một cái giá vừa phải để có giành được một lợi thế chiến lược dài hạn.


Trong trường hợp Nhật Bản, theo IISS, việc ông Shinzo Abe trở lại cầm quyền đã kéo theo một đường lối đối ngoại và an ninh vừa cứng rắn, vừa nặng tính xét lại, có tác động rất lớn, đặc biệt là việc tăng cường khả năng quân sự, phát huy một « lực lượng tự vệ năng động », bãi bỏ lệnh cấm về xuất khẩu vũ khí, chính thức cho phép Tokyo trợ giúp các nước bạn khi bị tấn công.


Đối với Trung Quốc, Nhật Bản cũng cứng rắn hẳn lên trong việc xử lý các bất đồng với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Tokyo không công nhận là một tranh chấp có thể được trọng tài quốc tế phân xử. Ông Abe cũng nỗ lực phối hợp để tìm liên minh đối phó với chiến lược đối ngoại của Trung Quốc, không chỉ với các quốc gia Đông Nam Á mà cả với Đài Loan.


Về Ấn Độ, theo IISS, Thủ tướng Modi là lãnh đạo thứ ba tại Châu Á muốn nâng cao tư thế nước mình trong khu vực và trên thế giới. Lãnh đạo mới tại New Delhi sẽ vừa tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng cũng vừa cố gắng tìm kiếm một quan hệ hợp tác mọi mặt với Nhật Bản.


Trong trung hạn, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng Ấn Độ muốn đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề Châu Á, bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á chủ chốt như Singapore và Việt Nam chẳng hạn. Đối với IISS, một nước Ấn Độ mở cửa hơn với nước ngoài có thể tác động đến tương quan lực lượng đang thay đổi của Châu Á.


Tóm lại, IISS kết luận : Trong năm tới, các hướng tiếp cận khác nhau của các lãnh đạo tại ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tạo ra một động lực khu vực mới.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.