Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Nạn đói ở Thái Bình - Kỳ 3: Không bao giờ được lãng quên

Nạn đói ở Thái Bình - Kỳ 3: Không bao giờ được lãng quên

Nấm mồ tập thể


Ông Nguyễn Văn Duy, ở xóm 8 xã An Ninh (Tiền Hải, Thái Bình) bật khóc nức nở khi nghĩ lại thảm cảnh nạn đói 1945: “Giá như phát xít Nhật không kìm kẹp, bóc lột người dân, hoặc cho chở lương thực ra bắc, thì đã không xảy ra thảm cảnh như thế!”.


Ông Duy vốn đi ở cho địa chủ, nên khi nạn đói xảy ra, được địa chủ giữ lại trong nhà làm bảo vệ, vì sợ bị cướp bóc, nên ông sống sót.



Ông Nguyễn Văn Duy


Nhưng những lần lên tận thị xã Thái Bình, sang Nam Định mua đồ cho chủ, ông không quên nổi cảnh tượng từng đoàn người rách rưới, giơ xương, âm thầm dắt díu nhau đi.


Họ không ồn ào, không cười nói, và ông cũng không phân biệt nổi nam nữ, chỉ có thể nhìn vào những thân hình cao thấp để biết đâu là trẻ con, đâu là người lớn. Cứ đi được một lát, lại có người đổ gục, mắt mở trừng trừng không biết sống hay là chết.


Ông cho một người đàn bà nắm cơm, bà ta kéo đầu đứa con để chia cho nó, nhưng gọi mãi không thấy thưa, mới biết con đã chết trên lưng từ bao giờ.


Những người có anh em họ hàng ở tỉnh xa như Yên Bái, Phú Thọ, họ lên ở nhờ thì còn sống. Những người không ở nhờ được thì đi khắp nơi, rồi kiệt sức mà chịu chết.


Cứ đi một đoạn, ông lại thấy cảnh tuần đinh lấy dây buộc vào cổ tay, cổ chân, cổ họng người chết rồi kéo lê ra hố chôn tập thể quăng xuống. Có người chưa chết hẳn, bỗng dưng bản năng trỗi dậy, giãy giụa được 1 tý rồi lại nằm im.



Hình ảnh con người trong nạn đói Ất Dậu Ảnh: internet


Thời điểm ông Tô Minh Thuyết lên đường ra Hà Nội theo bố lánh nạn, ông hãi hùng khi trước mắt mình là những tốp người ùn ùn kéo nhau đi. Đó là những cái đầu trơ sọ, hai con mắt vàng trũng thất thần. Họ nằm, bò, lê, và chết gục giữa đường, bên lề đường.


Những người còn sống sót, còn sức đi ăn xin, thì điểm hẹn sinh tồn của họ chính là thủ đô Hà Nội cùng những đô thị lớn khác. Nhưng con đường hành hương tìm sự sống ấy, phần lớn là tìm đến cái chết.


Nghĩa trang Hợp Thiện, nằm cuối một con hẻm trên đường Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tuy nhỏ nhưng khang trang sạch sẽ. Bước qua cánh cổng là tấm bia đá lớn, có khắc bài thơ của Giáo sư Vũ Khiêu, truy điệu đồng bào chết đói năm 1945: “Một cơn gió bụi vừa tan/ Hai triệu sinh linh đã mất/ Khí oan tối cả mây trời/ Thây lạnh phơi đầy cỏ đất...”.


Những dòng chữ ấy khiến ai bước chân vào đây, đều cảm thấy cay cay nơi khóe mắt.




Dưới tấm bia này là xương cốt của hàng vạn đồng bào trong nạn đói Ất Dậu


Ông Đặng Văn Tuyến, người tự nguyện trông coi nghĩa trang này đã 10 năm nay, xúc động cho biết: “Dưới tấm bia là bể xương khổng lồ, xương nhiều không đếm nổi. Hàng vạn số phận tang thương nằm lẫn lộn dưới đó”.


Ngôi mộ tập thể ở Kim Ngưu là nơi chôn đồng bào chịu chung nạn đói từ khắp nơi đổ về Hà Nội. Nhưng đối với tỉnh Thái Bình, là nơi thảm cảnh xảy ra khủng khiếp nhất, thì không biết có bao nhiêu người con đã nằm lại oan ức tại đây?


Ông Tuyến chỉ cho tôi xem những tấm ảnh người kéo xe chở đầy hài cốt, hình ảnh người dân đào móng xây bể mộ, những bãi xương trắng chất chồng.


Ông bảo, ông đã đón rất nhiều đoàn khách đến đây thăm viếng, tây ta đủ cả. Nhiều nhất vẫn là người Nhật, họ rất ăn năn. Có người bày tỏ: “Người Nhật đã gây ra thảm họa này. Chúng tôi tuy không trực tiếp gây nên, nhưng chúng tôi đến đây mong được tạ lỗi với các vong…”.


Gần 70 năm đã qua đi, Thái Bình giờ thay da đổi thịt, đô thị phát triển sầm uất, xóm Trại, thôn Hiên, thôn Thượng... nơi chết gần hết cả làng, cả dòng họ, đã là những làng quê đầm ấm khang trang.


Tuy nhiên, một số người vẫn thắc mắc, khi tỉnh Thái Bình không có một khu tưởng niệm nào, một đài tưởng niệm, hay một tấm bia ghi chép... để tưởng nhớ, để nhắc nhở mọi người không bao giờ quên nỗi đau khủng khiếp của nạn đói 1945.


Nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng cho biết, nạn đói Ất Dậu là sự kiện đặc biệt của quê lúa, quá thảm khốc, quá đau thương. Theo ông, cần thiết có một nơi tưởng niệm những linh hồn xấu số của nạn đói, để nhắc nhớ con cháu biết trân trọng cuộc sống hiện tại.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.