Vậy Quân đội Nhật Bản có gì để hỗ trợ đồng minh khi cần? Về Hải quân: Lực lượng Phòng vệ Mặt biển Nhật Bản (JMSDF) được đánh giá là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 ở châu Á. JMSDF có quân số thường trực khoảng 45.800 người, trang bị hàng chục tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ đủ kích cỡ. (Trong ảnh: Tàu sân bay Izumo (tàu khu trục theo cách gọi của Nhật) được đánh giá là tàu khu trục có khả năng tác chiến chống ngầm hiệu quả nhất thế giới).
Tàu chở trực thăng lớp Hyuga (2 tàu), tàu có lượng giãn nước 19.000 tấn, dài 197m. Tàu trang bị hỏa lực phòng không, chống ngầm tương đối mạnh với: tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM, tên lửa chống ngầm RUM-139. Tàu có thể chở 11 trực thăng hạng trung, hạng nặng các loại.
Tàu chở trực thăng lớp Shirane (2 chiếc) có lượng giãn nước 7.500 tấn, dài 159m. Tàu có hỏa lực phòng không và chống ngầm khá mạnh: tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-7, tên lửa chống ngầm RUR-5, ngư lôi 324mm. Tàu thiết kế chở tới 3 trực thăng săn ngầm SH-60.
Khu trục hạm tên lửa lớp Atago (2 tàu) có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 170m. Con tàu được xem như là biến thể khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ. Vì thế, Mỹ trang bị cho Atago hệ thống chiến đấu Aegis cực kỳ hiện đại, biến nó trở thành một trong những tàu chiến có năng lực phòng không mạnh nhất châu Á. Hỏa lực tàu gồm: tổ hợp tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km), tên lửa đối không tầm xa SM-2MR/SM-3 Block IA (chứa trong 98 ống phóng thẳng đứng), tên lửa chống ngầm tầm xa RUM-139, ngư lôi hạng nặng.
Khu trục hạm tên lửa lớp Kongo (4 tàu), được xem là một biến thể của lớp Arleigh Burke. Kongo có lượng giãn nước 9.500 tấn, dài 161m. Tàu cũng trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến Aegis của Mỹ. Hỏa lực tàu tương tự lớp Atago, nhưng ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa đối không tầm xa SM-2MR/SM-3 ít hơn, 90 ống.
Khu trục hạm lớp Hatakaze (2 tàu) có lượng giãn nước 4.650 tấn, dài 150m. Tàu trang bị tổ hợp tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa đối không tầm xa RIM-66, tên lửa chống ngầm tầm ngắn RUR-5, ngư lôi và pháo hạm.
Khu trục hạm lớp Akizuki (1 tàu) có lượng giãn nước 6.800 tấn, dài 150,5m. Tàu vũ trang hỏa lực mạnh: tên lửa hành trình đối hạm Type 90 (tầm bắn 200km), tên lửa đối không tầm trung RIM-162, tên lửa chống ngầm RUM-139 (chứa trong 32 ống phóng thẳng đứng), ngư lôi 324mm và pháo hạm.
Khu trục hạm lớp Takanami (4 tàu) có lượng giãn nước 6.300 tấn, dài 151m. Hệ thống vũ khí trên tàu tương tự lớp Akizuki.
Khu trục hạm lớp Murasame (9 tàu) có lượng giãn nước 6.100 tấn, dài 151m. Vũ khí trang bị tương tự 2 lớp Akizuki và Takanami.
Khu trục hạm lớp Asagiri (8 tàu) có lượng giãn nước 4.900 tấn, dài 137m. Tàu trang bị các loại vũ khí: tên lửa hành trình đối hạm RGM-84, tên lửa đối không tầm trung RIM-7, tên lửa chống ngầm RUM-139, ngư lôi và pháo hạm.
Khu trục hạm cỡ nhỏ lớp Hatsuyuki (10 tàu) có lượng giãn nước 3.050 tấn, dài 130m. Lớp Hatsuyuki trang bị hỏa lực giống với Asagiri. Với lượng giãn nước như vậy, Hatsuyuki chỉ thuộc phân loại khinh hạm. Tuy nhiên, JMSDF không sử dụng kiểu phân loại khinh hạm, thay vào đó họ gọi những con tàu dưới 4.000 tấn là khu trục hạm cỡ nhỏ hoặc khu trục hạm hộ tống.
Khu trục hạm hộ tống lớp Abukuma (6 tàu), lượng giãn nước 2.550 tấn, dài 109m. Tàu trang bị vũ khí: tên lửa đối hạm RGM-84, tên lửa chống ngầm RUR-5, ngư lôi 324mm và pháo hạm.
Do chịu sự hạn chế từ Mỹ, Nhật Bản không được phép sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Vì vậy, họ chỉ duy trì tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel. Trong ảnh, tàu ngầm tấn công mới nhất của JMSDF, lớp Soryu (5 chiếc) có lượng giãn nước 4.200 tấn, dài 84m. Tàu trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm, tên lửa hành trình đối hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84.
Tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Oyashio (11 tàu) có lượng giãn nước 4.000 tấn, dài 81,7m. Vũ khí trên tàu tương tự lớp Soryu.
Tàu ngầm tấn công lớp Harushio (3 chiếc), lượng giãn nước 2.700-2.900 tấn, dài 77-87m. Vũ khí trang bị tương tự 2 lớp tàu trên.
Hiện nay Lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản (JASDF) được đánh giá là một trong những lực lượng không quân mạnh nhất thế giới khi sở hữu 94 tiêm kích Mitsubishi F-2. Đây là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries (Nhật Bản) và Lockheed Martin (Mỹ).
F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện tử của Nhật Bản, đặc biệt máy bay được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA J/APG-1, biến nó trở thành tiêm kích được trang bị radar AESA sớm nhất khu vực châu Á.
JASDF còn có khoảng 213 chiếc F-15J trong biên chế. Đây là biến thế của tiêm kích F-15 của Mỹ được sản xuất theo giấy phép tại Nhật Bản. Những chiếc F-15J của Nhật Bản được đánh giá là một trong những tiêm kích thế hệ 4+ tốt nhất thế giới.
Ngoài ra Nhật Bản còn sở hữu hàng loat chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm hiện đại bậc nhất thế giới. Về sức Lục quân Nhật Bản cũng đang sở hữu những phương tiện và vũ khí tiên tiến nhất hiện nay. Trong ảnh: Máy bay cảnh báo sớm E-767
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét