Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Chuyện “động trời” ở 115 Hà Nội: Có dấu hiệu giám đốc 115 chạy về hưu nhằm trốn trách nhiệm

Chuyện “động trời” ở 115 Hà Nội: Có dấu hiệu giám đốc 115 chạy về hưu nhằm trốn trách nhiệm

Chuyện “động trời” ở 115 Hà Nội: Có dấu hiệu giám đốc 115 chạy về hưu nhằm trốn trách nhiệm


Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội.


Trước đại hội cán bộ, công nhân viên chức ít ngày vào cuối năm 2013, lo sợ đối mặt với “búa rìu dư luận”, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu (TTCC) 115 đột ngột xin nghỉ với lý do sức khỏe và giao toàn quyền cho Phó Giám đốc Nguyễn Văn Chánh quản lý công việc. Nhưng thực chất cho đến nay, mọi hoạt động của 115 Hà Nội và việc giải quyết “cho êm” mọi sai phạm tại cơ quan vẫn được Giám đốc Nam điều hành từ xa.



Phòng khám hoạt động chui?


Năm 2013, sau gần 10 năm hoạt động, phòng khám đa khoa 115 được thông báo đang hoạt động theo quy chế tạm thời khiến toàn bộ cán bộ, nhân viên trung tâm ngã ngửa. Hóa ra từng ấy năm, kể từ khi thành lập (2000–2007), kết thúc việc hoạt động theo cơ chế bán công, đến nay dường như phòng khám trên đang hoạt động chui.


Cơ chế tạm thời không được ban giám đốc lý giải một cách hợp lý đã khiến một số cổ đông từng góp vốn để phòng khám hoạt động, tìm cách đòi bồi hoàn khoản đóng góp.


Nhưng bất thường ở chỗ, khi thu số tiền người nhiều, người ít khoảng 100 triệu đồng gọi là đóng góp cổ đông vào năm 2011, Giám đốc Trần Văn Nam sử dụng con dấu và chữ ký mang tên mình. Nhưng khi bị đòi “rát quá”, Giám đốc Nam đã hoàn trả số tiền đóng góp cho cán bộ cấp dưới, nhưng người đứng ra trả lại là Cty công nghệ Cuộc Sống.


Theo lý giải của ông Nam, do 115 là đơn vị hành chính sự nghiệp không có chức năng quản lý vốn, nên phải giao một đơn vị khác. Có bất thường hay không khi thu tiền một nơi và trả tiền một nẻo như vậy?


Sự việc càng không bình thường ở chỗ, nếu 115 Hà Nội mà cũng đóng góp kiểu cổ đông, rồi tính lãi như một doanh nghiệp thì ý nghĩa xã hội, nhân văn của đơn vị liệu có còn không (!?).


Hoài nghi tính minh bạch của dịch vụ


Được biết đến là trung tâm chuyên khoa, được giao nhiệm vụ cấp cứu người bệnh, người bị tai nạn tại cộng đồng dân cư trên địa bàn TP.Hà Nội (cấp cứu trước bệnh viện), TTCC115 còn có dịch vụ y tế chuyển bệnh nhân theo yêu cầu mà người dân muốn sử dụng dịch vụ này có thể gọi115 bất cứ giờ nào trong ngày.


Tuy nhiên, tại trung tâm đã tồn tại việc không ký kết hợp đồng, thoả thuận giữa trung tâm và gia đình người bệnh cũng như không xác nhận kết quả thực hiện và không có biên lai nhận tiền giữa kíp xe và gia đình bệnh nhân, khiến cho dư luận không khỏi hoài nghi về tính minh bạch của dịch vụ này và người được hưởng lợi từ việc dùng xe của trung tâm làm dịch vụ.


Cụ thể, ngày 6.1.2007, TTCC115 đã thực hiện dịch vụ chuyển một người đã tử vong từ khách sạn La Thành về Phú Yên mà không có hợp đồng, cũng như biên bản bàn giao tiền, thanh lý hợp đồng. Ngày 29.11.2012, TTCC115 nhận chở dịch vụ một bệnh nhân từ Bệnh viện Quân đội 108 về Ninh Bình.


Xe ôtô do lái xe Nguyễn Huy Tưởng điều khiển đến TX.Tam Điệp thì xảy ra tai nạn, đổ xe, bệnh nhân chết, y sĩ Phạm Thị Tươi và điều dưỡng Nguyễn Thị Hường bị thương, phải vào bệnh viện cấp cứu. Được biết, khi CA TX.Tam Điệp giữ xe, giữ lái xe, lái xe đã phải bỏ tiền túi của mình ra để trả cho người nhà của bệnh nhân bị chết hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, vụ việc đã không được báo cáo lên cơ quan chủ quản là Sở Y tế Hà Nội...


Liên quan tới các vụ việc này, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về những đánh giá của Sở Y tế Hà Nội về các sai phạm cũng như biện pháp xử lý cá nhân có liên quan của TTCC115 Hà Nội.



Kiểm điểm trách nhiệm 11 cá nhân

Chiều 7.5, Sở Y tế Hà Nội đã trả lời báo chí về sự việc xảy ra trong thời gian từ năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội.


Theo ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế: Không chỉ có Sở Y tế kiểm tra mà BHXH TP.Hà Nội cũng đồng thời tiến hành thanh tra chi phí khám - chữa bệnh BHYT năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ở đây. Ngày 22.11.2013, BHXH Hà Nội đã kết luận, phát hiện thêm 16 trường hợp sử dụng thẻ BHYT để lấy thuốc. Như vậy, đã có 49 thẻ BHYT bị lợi dụng để rút ruột quỹ BHYT tổng số tiền hơn 19 triệu đồng. Cả 49 trường hợp này đều do bà Lê Thị Thanh Hương thực hiện.


Hiện bà Hương đã làm tường trình, kiểm điểm và nhận khuyết điểm, bồi hoàn lại toàn bộ giá trị số tiền thuốc đã lấy.Theo ông Trần Ngọc Tụ - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế: Ban giám đốc TT 115 gồm 3 người đã kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo Sở Y tế. 7 bác sĩ có liên quan tại phòng khám cũng đã phải kiểm điểm trước tập thể TT. Bà Lê Thị Thu Hương đã bị Hội đồng kỷ luật đưa ra với hình thức kỷ luật chậm nâng bậc lương 6 tháng, cắt thưởng thi đua 6 tháng, bố trí làm việc khác. Q.D




Tin bài liên quan




  • Hà Nội: Cấp cứu 115 trực 14 kíp dịp Tết




  • 43% số nhân viên y tế không biết số ĐT cấp cứu 115




  • Hệ thống cấp cứu 115 ở TP.Hồ Chí Minh: “Cấp cứu đang cần... cấp cứu!”




  • Chuyện động trời ở Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.