Việc Ba Lan đề nghị NATO triển khai 10.000 binh sĩ thường trực đồn trú để giúp bảo vệ lãnh thổ của nước này đang gây chia rẽ trong liên minh. Yêu cầu của Ba Lan được đưa ra sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea.
Ba Lan thất vọng trước “sự miễn cưỡng của NATO”
Các ngoại trưởng NATO đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để xem xét đề nghị liên minh triển khai quân đồn trú tại Hà Lan và các nước Baltic, những quốc gia có biên giới chung với Nga gồm Ba Lan – tờ Telegraph của Anh cho hay. Tại cuộc họp, Anh đề xuất gửi máy bay chiến đấu RAF Typhoon tham gia các cuộc tập trận tại Ba Lan và tuần tra phòng không trên không phận các nước Baltic.
Tuy nhiên, Ba Lan không hài lòng mà muốn NATO đưa 10.000 quân đến đồn trú vĩnh viễn trên lãnh thổ của họ. Thậm chí, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk còn không giấu giếm sự thất vọng trước “sự miễn cưỡng của NATO” trong việc triển khai quân đến nước này. Ông Tusk thúc giục NATO cần tăng tốc nhanh hơn việc điều quân đến Ba Lan.
NATO họp bàn tại Brussels (Bỉ) |
NATO dự kiến sẽ đưa ra thông báo bổ sung về việc triển khai quân sự, bao gồm gửi thêm quân và tàu chiến tới Đông Âu và Baltic trong vài tuần tới. Mỹ cũng lên kế hoạch gửi thêm 600 nhân viên tới căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu trên bờ Biển Đen của Romania, và cân nhắc cử một tàu chiến đến Biển Đen.
Tuy nhiên, Đức và một số thành viên NATO khác thận trọng khuyến cáo về nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga, khi liên minh tăng cường lực lượng tới biên giới của nước này. “Đây không phải là thời điểm thuận lợi nhất để quân đội NATO tăng cường hiện diện. Đó sẽ có thể là lý do để Nga củng cố sự hiện diện của họ”, một nhà ngoại giao cảnh báo.
Một tài liệu “mật” của NATO mà báo Der Spiegel (Tấm gương) của Đức khai thác được cho biết, 3 nước (thuộc LB Xô viết trước đây) là Armenia, Azerbaijan và Moldova có thể được lợi từ sự tăng cường hỗ trợ quân sự của phương Tây. Tài liệu dài 7 trang này cho biết 3 nước nói trên được khuyến khích tham gia chương trình "Phòng thủ thông minh" của NATO, bao gồm việc mua sắm các loại vũ khí cụ thể và tham gia các cuộc tập trận chung
NATO ngừng toàn bộ hợp tác với Nga
Trước đó, NATO đã thông báo ngừng “toàn bộ hợp tác dân sự và quân sự trên thực tế” với Nga, như một biện pháp trừng phạt việc Mátxcơva sáp nhập bán đảo Crimea. Tuy nhiên, NATO cũng “hé” cánh cửa đối thoại chính trị Hội đồng Nga - NATO, khi cho rằng vòng đối thoại “có thể tiếp tục khi cần thiết, ở cấp đại sứ và cấp cao hơn” nhằm cho phép trao đổi quan điểm mấu chốt về cuộc khủng hoảng Ukraina. NATO dự kiến sẽ xem xét lại quan hệ với Nga tại một cuộc họp vào tháng 6 tới.
Tin bài liên quan
-
Nhà Trắng thông qua gói viện trợ 1 tỉ USD cho Ukraine
-
Bộ Ngoại giao Nga: Ukraine mất toàn vẹn lãnh thổ là kết quả của diễn biến nội bộ
-
Căng thẳng Ukraina: NATO đình chỉ toàn bộ hợp tác với Nga
-
“Trận Crimea“: Thất bại của tình báo Mỹ
-
Trang web Nhà Trắng đưa kiến nghị yêu cầu Mỹ công nhận cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea
-
Eu nên “tránh” trừng phạt kinh tế Nga
-
Nga đả kích kế hoạch thuê lính đánh thuê nước ngoài của Ukraina
-
Một “Maidan” mới có thể hình thành nếu Ukraine vội vã bầu cử tổng thống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét