Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Tham nhũng vặt khắp nơi

Tham nhũng vặt khắp nơi











Thủ tục cấp sổ đỏ đang bị hầu hết người dân kêu quá khổ! - Ảnh: T.T.D.













Biểu đồ đánh giá tình hình tham nhũng và hối lộ trong khu vực công (2011-2013) Nguồn: báo cáo của PAPI - Đồ họa: V.Cường



Ngày 2-4, kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 cho thấy tham nhũng vặt diễn ra phổ biến ở hầu hết địa phương, trong khi người dân bị cán bộ đối xử thiếu tôn trọng...


Theo kết quả công bố, các địa phương được đánh giá cao nhất trong chỉ số PAPI 2013 lần lượt là Quảng Bình, Quảng Trị, Long An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng... Một số TP lớn đều có thứ hạng không cao như TP.HCM (26), Hà Nội (28), Hải Phòng (48)...


Đứng cuối bảng là Bắc Giang, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Kon Tum... Đặc biệt, Bắc Giang là địa phương bị người dân đánh giá nhiều chỉ số thành phần đều đứng cuối bảng.


Đụng đến thủ tục là phải “lót tay”









"Kết quả khảo sát người dân của PAPI cho thấy tình trạng lót tay để có việc làm trong khu vực nhà nước vẫn diễn ra ở tất cả tỉnh, thành. Các loại tham nhũng vặt cũng đang phổ biến trên cả nước"


Ông Đặng Hoàng Giang (phó giám đốc CECODES - đơn vị tham gia khảo sát)



Khi được hỏi về tính công khai minh bạch, theo ông Jairo Acuna Alfaro (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, trưởng nhóm thực hiện PAPI), khoảng 80% người tham gia cuộc khảo sát khẳng định không được biết đến quy hoạch hay kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.


Nơi thấp nhất là 1,6% và nơi cao nhất cũng chỉ 50% người dân biết về thông tin này, trong đó chỉ có 19% là nhờ chính quyền thông báo.


Theo ông Jairo Acuna Alfaro, chỉ số này “hầu như không có sự thay đổi tích cực nào từ năm 2011-2013”.


Khảo sát về việc đóng góp tự nguyện, kết quả cho thấy có tới hơn 50% người dân cho biết đã đóng góp để xây mới hay tu sửa các công trình công cộng ở địa phương... là do bị chính quyền vận động hoặc ép buộc.


Đặc biệt, 75% trong số này cho biết đóng góp của họ có được ghi chép vào sổ, riêng tại Lai Châu tỉ lệ này là 36%. Tính chung về chỉ số công khai minh bạch, Quảng Bình đứng đầu, tiếp theo là Đà Nẵng, Thanh Hóa... Ba tỉnh cuối bảng là Kiên Giang, Đồng Tháp và Bắc Giang.


Đánh giá về tình trạng tham nhũng, có 42% người dân cho rằng họ vẫn phải hối lộ khi đi khám bệnh ở bệnh viện tuyến quận, huyện. 30% người dân được hỏi cho rằng có tham nhũng khi làm thủ tục liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 24% cho rằng phải mất thêm tiền khi xin cấp phép xây dựng, 42% nêu có tiêu cực khi xin việc vào cơ quan nhà nước...


Chỉ có 38% người dân cho rằng chính quyền địa phương đã nghiêm túc trong xử lý các vụ tham nhũng được phát hiện. Tiền Giang, Long An, Cần Thơ là các địa phương được đánh giá đứng đầu về kiểm soát tham nhũng trong khu vực công. Hải Phòng và Hà Nội thuộc nhóm cuối bảng trong khi Bắc Giang đứng thấp nhất.


Theo ông Jairo Acuna Alfaro, “kiểm soát tham nhũng trong dịch vụ công” là nội dung được người dân đánh giá có sự tăng điểm lớn nhất trong năm 2013 so với năm 2012, dù mức độ tăng điểm không đáng kể.


Tuy nhiên, theo ông Jairo, chỉ tiêu thành phần “quyết tâm chống tham nhũng ở cấp địa phương” dường như không có biến chuyển nào sau nhiều năm.


Khổ sở với... sổ đỏ


Về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hầu hết người dân đều khẳng định gặp nhiều khó khăn, thậm chí “quá khổ”, trong đó gần 20% người dân cho biết phải qua nhiều cửa mới làm xong các thủ tục.


Hệ quả là 6,3% người dân đã phải thuê trung gian thay vì trực tiếp đến bộ phận một cửa. Theo quy định, thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến sổ đỏ chỉ khoảng 30 ngày, nhưng kết quả khảo sát cho thấy thời gian hoàn tất thủ tục này kéo dài rất nhiều, thậm chí có trường hợp lên đến 700 ngày (tức hai năm).


“Điểm số xếp hạng của dân về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thấp nhất trong bốn nhóm dịch vụ hành chính công được đánh giá. Điều đó cho thấy quy trình, thủ tục cấp mới, đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được rà soát và đơn giản hóa hơn nữa” - báo cáo của PAPI nhấn mạnh.


Với các câu hỏi cụ thể về công chức có thạo việc không, công chức làm thủ tục này có thái độ lịch sự không, có nhận được kết quả như lịch hẹn không... nhiều người dân khẳng định bị công chức đối xử thiếu tôn trọng. Với thủ tục hành chính cấp xã phường, nguyên nhân chính dẫn đến giảm sự hài lòng của người dân là không trả kết quả đúng hẹn (51%), thái độ thiếu tôn trọng (50%).


Trong khi đó, với câu hỏi “công chức có đối xử lịch sự không?”, kết quả cho thấy nhiều nơi người dân chưa thật sự được đối xử lịch sự. Các địa phương có điểm số này khá thấp là Khánh Hòa, Quảng Ninh, Cao Bằng và Điện Biên, trong khi Hậu Giang, Thanh Hóa được đánh giá tốt nhất. Báo cáo PAPI nêu rõ chính thái độ phục vụ và sự thạo việc của công chức đang kéo chỉ số thủ tục hành chính công xuống, mặc dù hai chỉ số này đã có sự cải thiện thời gian qua.


CẦM VĂN KÌNH









22 tỉnh thành đã chỉ đạo cải thiện chỉ số PAPI


Chỉ số PAPI bắt đầu thực hiện từ năm 2009, được đo lường trên cơ sở khảo sát trực tiếp cảm nhận của người dân do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Mặt trận Tổ quốc VN, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc phối hợp thực hiện. Năm 2013 đã có 13.892 người ở 63 tỉnh thành được phỏng vấn.


Theo ban tổ chức PAPI, đến nay đã có 22 tỉnh thành quan tâm phân tích hoặc chỉ đạo các sở, ban ngành xây dựng kế hoạch hành động để cải thiện chỉ số PAPI. Để đánh giá, PAPI có sáu trục chỉ số nội dung chính gồm: sự tham gia của người dân, tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với dân, kiểm soát tham nhũng, thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Có 22 chỉ số thành phần và 92 chỉ tiêu hỏi người dân rất cụ thể như: ngân sách xã đã công khai chưa, có được biết kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của xã phường không; có phải chi thêm tiền để nhận được giấy phép xây dựng, có bị vòi vĩnh hối lộ 12 tháng qua, làm thủ tục cấp phép xây dựng thì công chức có thạo việc không, có lịch sự không, có được nhận kết quả đúng hạn không...




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.