Sau khi Crimea gia nhập Liên bang Nga và tình hình quan hệ với phương tây ổn định phần nào (họ đã hiểu khả năng cô lập Nga thật sự là rất nhỏ), báo chí ngày càng đưa nhiều tin về tầm quan trọng và tương lai của chủ thể mới này của nước Nga.
Rất thú vị là tin về việc bố trí tại căn cứ không quân Gvardeisky (Crimea) một trung đoàn máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3. Lực lượng không quân còn lại trên bán đảo sẽ được đổi mới và hiện đại hóa bằng các tiêm kích Su-27, máy bay chống ngầm Tu-142 và Il-38, cũng như các trực thăng Ka-27 và Ka-29 đến năm 2016. Nhưng dẫu sao, chính việc triển khai Tu-22M3 mới có ý nghĩa then chốt, bởi vậy cần phân tích sự thay đổi cán cân quân sự trong khu vực và ở châu Âu nói chung sẽ xảy ra sau khi bố trí các máy bay ném bom này tại Gvardeisky.
Trước tiên, ta tìm hiểu khả năng của Tu-22M3 mà NATO đặt tên là Backfire. Biến thể M3 của T-22 được sử dụng từ năm 1983. Tu-22M3 được chế tạo trong khuôn khổ khái niệm máy bay đa chế độ và trang bị cánh hình mũi tên thay đổi - ở tốc độ thấp và khi cất cánh, cánh gần như duỗi thẳng, còn ở tốc độ siêu âm, góc hình tên của cánh đạt 65 độ. Điều đó cho phép sử dụng máy bay ở dải tốc độ và độ cao rộng.
Tu-22M3 có bán kính chiến đấu khoảng 2.400 km. Máy bay được trang bị hệ thống avionics và dẫn đường cực mạnh. Hệ thống lái tự động tham gia nhiều vào công tác điều khiển máy bay nên giảm rất nhiều tải làm việc cho các phi công. Vũ khí chính của Tu-22M3 là các tên lửa hành trình Kh-22 có tầm bắn 500 km và tốc độ đến 4000 km/h (có thể lắp đầu đạn hạt nhân và tấn công hạm tàu) và các tên lửa Kh-15 với tầm bắn 250 km và tốc độ đến 6000 km/h (cũng có thể mang đầu đạn nhiệt hạch). Tên lửa Kh-32 đang được phát triển và dự đoán sẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km với độ chính xác cao. Đến năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được nâng cấp thành Tu-22M3М và sẽ được trang bị Kh-32. Có thể dự đoán, Nga sẽ bố trí tại Crimea chính là các máy bay Tu-22M3М.
Với bán kính chiến đấu của Tu-22M3, cộng với tầm bắn của tên lửa hành trình, sự uy hiếp của các máy bay này có thể bao trùm toàn bộ lãnh thổ Tây Âu, kể cả nước Anh. Máy bay sẽ có thể bay đến các nước Đông Âu ngay cả ở tốc độ siêu âm bình thường của mình. Tất cả những điều này là một đòn nặng nữa đánh vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu. Ngoài ra, Nga còn đe triển khai hệ thống tên lửa Iskander-М với tầm bắn tùy loại tên lửa sử dụng từ 500-2.000 km để đáp trả việc triển khai lá chắn tên lửa châu Âu. Tên lửa của hệ thống này sử dụng các thủ đoạn cơ động khi bay nên gần như các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa không thể đối phó.
Sự kết hợp Tu-22M3 và Iskander-М sẽ hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của các trận địa phòng thủ tên lửa mà họ bắt đầu triển khai ở Ba Lan và Rumani vào năm 2018-2020. Lãnh đạo các nước này sẽ nghĩ cho kỹ xem có nên trở thành cái bia vì những thái độ chống Nga tầm thường hay không? Họ có nên theo gương CZech từ bỏ tham gia chương trình này của Mỹ không?
Các hướng khác mà khả năng của Nga đang được tăng cường là khu vực Biển Đen, Balkans và Cận Đông. Biển Đen vốn đã bị một số lượng lớn tên lửa bờ biển Nga khống chế nay sẽ còn nằm dưới sự kiểm soát của các máy bay ném bom cực mạnh trang bị tên lửa hành trình, làm cho nhiệm vụ tiêu diệt hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ hay hạm đội của bất kỳ nước nào khác đang hoạt động ở Biển Đen trở nên khá dễ dàng. Ngoài ra, một khi rất cần thiết, tiềm năng này của Crimea thuộc Nga có thể áp dụng cho các “điểm nóng” tiềm tàng khác ở Cận Đông, trong đó có Syria và Iran.
Có thể nói rằng, quyết định bố trí Tu-22M3 ở Crimea do lãnh đạo nước Nga đưa ra sẽ gia tăng đáng kể khả năng của quân đội Nga tại các khu vực then chốt hiện nay. Ở góc độ này, việc Nga giành được “tàu sân bay không thể đánh chìm” Crimea thật là vô giá. Nước cờ này của Vladimir Putin hiện chưa được báo chí phương Tây đánh giá đúng mức và là sự trừng phạt ác liệt hơn nhiều so với biện pháp phong tỏa tài khoản của một số doanh nhân và chính trị gia Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét