Thông tin nêu trên được một nguồn tin tình báo (giấu tên) có uy tín tiết lộ với phóng viên báo Moskovskiy Komsomolets (MK- Nga) và được cơ quan tình báo một số nước công nhận.
Một số chuyên gia hàng không nghi ngờ thông tin MH370 hiện đang ở Afghanistan. Ảnh: MALTA TODAY
Nguồn tin này khẳng định: “Các phi công trên chuyến bay MH370 không có lỗi. Máy bay bị chiếm đoạt bởi những kẻ lạ mặt”. Nhân vật buộc 2 phi công của chiếc Boeing thực hiện âm mưu bắt cóc máy bay có biệt danh là Hitch. Hiện vẫn chưa có thông tin gì về các đồng phạm của y.
Cũng theo nguồn tin, tất cả hành khách vẫn còn sống, được chia ra làm 7 nhóm và sống lay lắt trong những “túp lều tranh vách đất”. Trong số hành khách, có 20 chuyên gia đặc biệt người châu Á - gồm cả một người Nhật - đã được chuyển đến một boongke ở Pakistan từ tháng 3.
Người ta đặt giả thuyết rằng việc giam giữ các chuyên gia này nhằm mục đích “mặc cả” với phía Mỹ hoặc Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là vụ bắt cóc đã được ai đó “đặt hàng” hoặc do bị dọa nạt.
Các dữ liệu từ vệ tinh cho thấy máy bay MH370 vẫn tiếp tục bay thêm 7 giờ nữa sau khi mất liên lạc. Hiện nay, theo MK, máy bay đang đậu trên một con đường nhỏ với một chiếc cánh bị gãy – điều này có thể là do máy bay đã hạ cánh xuống mặt đất một cách rất mạnh.
Chuyên gia về nghiên cứu các sự cố hàng không Yevgeny Kuzminov, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật Nga, nhấn mạnh chiếc máy bay Boeing 777-200ER hoàn toàn có thể hạ cánh xuống một con đường đất bình thường có bề mặt nén chặt với chiều dài khoảng 2 km.
Ông Kuzminov cho biết phải có khoảng không gian thông thoáng để máy bay hạ cánh, nghĩa là không được có cây cối hoặc núi non. Khi hạ cánh nguy hiểm xuống một bề mặt xấu, dĩ nhiên là càng máy bay hoặc cánh có thể bị gãy (tổng trọng lượng chiếc máy bay Boeing 777-200ER cùng với hành khách, phi hành đoàn và hàng hóa khoảng 200 tấn).
Chuyên gia Kuzminov nhớ lại vụ máy bay hạ cánh như thế xảy ra năm 1968 - toàn bộ hành khách vẫn an toàn, còn máy bay thì nguyên vẹn. Đó là chiếc Tu-154 của Liên Xô, bay từ Moscow đến Leningrad.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là thông tin chính thức từ nhà chức trách Malaysia không khớp với tài liệu mà báo MK nhận được. Một số chuyên gia cũng nghi ngờ thông tin này.
Trước đây, hồi tháng 3-2014, một số báo Anh, như Mirror, Independent… đã đăng thông tin chiếc Boeing 777-200ER có thể đã bay đến Afghanistan hoặc Pakistanan trên lãnh thổ do Taliban kiểm soát sau khi biến mất khỏi màn hình radar. Thế nhưng, giả thuyết của các báo Anh không được chú ý vì thiếu cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét