Tờ New York Times (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài phân tích về cách mà 3 đời Tổng thống Mỹ: Bill Clinton, George Bush và Barack Obama đối diện với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin trong thời gian họ đương chức.
Theo bài phân tích này, cả 3 tổng thống Mỹ dường như đều đã từng cố gắng coi Tổng thống Nga Putin ở đời thực giống với những gì mà họ tự suy luận để rồi sau đó, hết lần này tới lần khác, trở thành kẻ yếu thế trước những suy nghĩ và hành động mạnh mẽ của Putin.
Dưới đây là bài phân tích của New York Times:
Phần 1: Động thái của Putin ở Crimea đập tan mọi ảo tưởng suốt 3 đời TT Mỹ
... George F. Kennan, một học giả có tiếng, chuyên nghiên cứu về chính sách của Liên Xô cũ, đã nhận định rằng Putin "đủ sức trẻ, đủ khéo léo và đủ thực tế để hiểu rằng thời kỳ quá độ ở Nga đòi hỏi ông không chỉ áp dụng cơ cấu quyền lực đó, mà còn phải biến đổi nó."
Putin "cãi nhau như học sinh cấp 2"
George W. Bush nhậm chức Tổng thống Mỹ với nỗi hoài nghi về ông Putin. Mặc dù kín đáo gọi nhà lãnh đạo Nga là "một anh chàng lạnh lùng", song ông Bush lại khá gắn bó với ông Putin trong cuộc họp đầu tiên của hai người ở Slovenia tháng 6/2001, cuộc họp mà sau đó, ông Bush đã đưa ra câu bình luận nổi tiếng đến tận bây giờ về cách nhìn thấu tâm can Putin. Ông Putin thì bắt chuyện với vị Tổng thống Mỹ mộ đạo bằng một câu chuyện về cây thánh giá mà ông được mẹ tặng cho và làm cách nào mà đó lại là vật duy nhất còn nguyên vẹn sau một vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà của gia đình ông ở quê.
Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục. Phó Tổng thống Mỹ lúc đó là Dick Cheney, khi được nhìn thấy ông Putin bằng xương bằng thịt, đã nói lại với mọi người rằng "Tôi nghĩ là KGB, KGB, KGB." Tuy nhiên, ông Bush quyết tâm xóa bỏ những chia rẽ trong lịch sử, cố gắng làm vui lòng ông Putin trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Nga tới trại David và cả trang trại của ông Bush ở Texas.
Ông Putin vẫn thường nói rằng mình là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gọi điện cho ông Bush sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, và chính ông đã cho phép quân đội Mỹ vào Trung Á, lấy đây làm cơ sở tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan.
Vậy nhưng ông Putin chưa bao giờ cảm thấy được ông Bush đền đáp lại điều gì và mối quan hệ giữa hai bên xấu đi trông thấy vì cuộc chiến Iraq và cách mà điện Kremlin thúc đẩy việc kiểm soát những ý kiến bất đồng trong nước. Trong nhiệm kỳ hai của ông Bush, hai nhà lãnh đạo tiếp tục vướng vào những tranh cãi về nền dân chủ Nga mà đỉnh điểm là cuộc họp đầy căng thẳng ở Slovakia năm 2005.
"Cứ như bọn học sinh cấp 2 cãi nhau vậy", ông Bush sau đó đã phàn nàn như vậy với Thủ tướng Anh Tony Blair, theo biên bản của cuộc trò chuyện. Ông Bush tranh luận thế nào thì ông Putin phản bác lại bằng chính những lập luận đó. "Tôi ngồi đó suốt 1 tiếng 45 phút và mọi thứ cứ diễn ra mãi như vậy", ông Bush nói. "Đã có lúc người phiên dịch làm tôi phát điên đến mức tôi suýt vươn qua cái bàn để tát ông ta một phát. Giọng điệu ông ta thì mỉa mai, toàn đưa ra những cáo buộc nhằm vào nước Mỹ."
Một năm sau, ông Bush thậm chí còn thất vọng hơn nữa về ông Putin. Ông Bush đã phàn nàn với Thủ tướng Đan Mạch trong chuyến thăm của ông này tới Mỹ năm 2006 rằng "Ông ta còn chẳng nắm được thông tin... Chẳng khác gì tranh luận với một đứa học sinh lớp 8, hiểu biết còn sai lệch."
Ông Bush cũng tâm sự với một nhà lãnh đạo tới thăm đất nước vài tuần sau đó rằng ông đã mất hết hy vọng hòa hợp được với ông Putin. "Tôi nghĩ rằng ông Putin không còn là một người dân chủ nữa. Ông ta là Nga hoàng. Chúng tôi đã để tuột mất ông ấy rồi."
"Sát thủ máu lạnh"
Tuy nhiên, ông Bush vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ, ngay cả khi các cộng sự xung quanh ông chẳng còn nhìn thấy mảy may cơ hội mà ông thấy. Tân Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Robert M. Gates, sau khi trở về từ cuộc họp đầu tiên với ông Putin, đã kể lại cho đồng nghiệp rằng, không giống như Tổng thống Bush, ông đã "nhìn thẳng vào mắt Putin và đúng như dự đoán, tôi bắt gặp một sát thủ máu lạnh".
Mùa xuân năm 2008, ông Bush mở lối cho Ukraine và Gruzia gia nhập NATO, một hành động gây chia rẽ đồng minh và khiến ông Putin nổi giận. Đến tháng 8 năm đó, hai nhà lãnh đạo cùng có mặt ở Bắc Kinh dự Thế vận hội mùa hè khi tin chiến sự báo về rằng quân đội Nga đang tiến vào Gruzia.
Trong hồi ký của mình, ông Bush nhớ lại khoảnh khắc đối đầu với ông Putin, lớn tiếng chỉ trích nhà lãnh đạo Nga bị Mikheil Saakashvili kích động, người sau đó trở thành Tổng thống Gruzia với tư tưởng chống Moscow.
"Tôi đã cảnh báo ông rồi, Saakashvili là một kẻ nóng nảy", ông Bush nói với ông Putin.
"Tính tôi cũng nóng nảy mà", ông Putin trả lời.
"Không đâu, Vladimir", ông Bush đáp lại. "Ông là kẻ máu lạnh."
Phản ứng sau đó của ông Bush đối với cuộc chiến ở Gruzia là gửi viện trợ nhân đạo tới đó, rút quân khỏi Iraq, điều động một tàu chiến đến khu vực và "treo" thỏa thuận hạt nhân dân sự với Nga.
Lo ngại Crimea có thể là “nạn nhân” tiếp theo, ông Bush đã thành công trong việc ngăn chặn Nga nuốt chửng Gruzia. Nhưng ngay trước đêm Lehman Brothers sụp đổ và khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, ông Bush đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt mà Tổng thống Obama hiện đang sử dụng.
Stephen J. Hadley, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Bush, nhớ lại: "Chúng tôi và châu Âu đã ném mối quan hệ với Nga vào toilet từ cuối năm 2008"."Chúng tôi muốn phát đi thông điệp rằng như vậy là không thể chấp nhận được về mặt chiến lược. Bây giờ, khi nhìn lại, lẽ ra chúng tôi phải mạnh tay hơn nữa, ví dụ như trừng phạt về kinh tế".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét