Rakuten cho biết hãng muốn mua Viber để phát triển vào mảng liên lạc. Các dịch vụ mà Rakuten cung cấp hiện nay trải rộng từ máy đọc sách (e-reader), dịch vụ tài chính, đội bóng rổ và hãng này cũng vừa mua một ông bầu ngành giải trí là Masahiro Tanaka.
Rakuten kiếm được 3,9 tỷ USD trong năm qua với các ngành kinh doanh chính: gian hàng trực tuyến với sự tham gia của hàng chục ngàn nhà cung cấp, dịch vụ đặt chỗ du lịch trên web và ngân hàng điện tử. Nhưng hầu hết lợi nhuận mà hãng kiếm được lại dựa vào dịch vụ và nhân viên ở Nhật Bản, nơi hãng đang phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như Amazon hay Yahoo Japan.
Đây là động thái mua lại mới nhất và lớn nhất của Rakuten trong quá trình "trở thành công ty dịch vụ internet số 1 thế giới", theo Rakuten. Gần đây Rakuten đầu tư lớn vào mạng xã hội hình ảnh Pinterest và công ty chế tạo máy đọc sách Kobo.
Trái ngược với Rakuten, Viber có doanh thu không được công bố và được dự đoán là ở mức khá thấp. Tuy nhiên, Viber hiện đang có 300 triệu người dùng ở gần 200 quốc gia. Hiện tại Viber đang cung cấp dịch vụ Viber Out cho phép người dùng gọi điện tới các máy điện thoại khác, một dịch vụ được đánh giá là đối thủ đáng gờm với Skype.
CEO Talmon Marco của Viber cho hay "Chúng tôi sẽ có cơ hội gia tăng tăng trưởng bằng tập khách hàng của Rakuten ở hàng loạt quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng Viber với tinh thần của một startup ngay cả khi nhận được sự hỗ trợ", theo Bloomberg.
Gần đây, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng của Viettel cũng cho biết là Viettel đang muốn mua lại một công ty dịch vụ OTT. Viber được đánh giá là một thương vụ dễ về giá cho Viettel hơn đối tượng Kakao Talk mà hãng chọn, nhưng như hiện nay thì có lẽ đã muộn khi Viber đã về tay người Nhật Bản.
Theo một số nguồn tin, Rakuten cũng đang muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Tham khảo: WallStreetJournal
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét