Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Chợ trời “đặc biệt” ở Sài Gòn

Chợ trời “đặc biệt” ở Sài Gòn

TP - Vừa là người bán, người mua, lại tự mình định giá hàng hóa… đó là những gì đang diễn ra tại khu chợ trời với đủ loại hàng, từ đồng nát đến vàng bạc, đồ điện tử… ở đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TPHCM.



Mua bán từ đồng nát đến vàng bạc


9 giờ sáng, dọc con hẻm 001 chung cư Lý Thường Kiệt vòng sang đường Lý Nam Đế bắt đầu đông người. Trên vỉa hè, trong quán cà phê đầy ắp người ra vào, việc mua bán diễn ra tấp nập. Hàng ở đây chủ yếu đã qua sử dụng; có đủ loại từ đồng nát đến vàng bạc, tuy nhiên nhiều nhất là hàng điện tử như điện thoại, đồng hồ, máy tính… Chú Long, người có hơn chục năm làm nghề mua bán đồng nát ở đây cho biết, chợ trời này có cách đây gần hai mươi năm. “Ban đầu, chợ chỉ có khoảng chục người mua bán đồng nát, thấy làm ăn được nên ngày càng nhiều người về đây kinh doanh. Tuy nhiên, khoảng mấy năm gần đây, hàng đồng nát mất dần vị thế thay vào đó là hàng điện tử như điện thoại, máy tính, sạc pin…”, chú Long nói.


Quang, quê Quảng Nam, vào TPHCM lập nghiệp gần 10 năm. Việc kinh doanh của Quang rất đơn giản. Buổi sáng, anh đến quán cà phê trong khu chợ trời này vừa tranh thủ làm ly cà phê vừa mua bán. Trên chiếc bàn của quán, ly cà phê anh bỏ một góc, còn mặt bàn trưng bày toàn là điện thoại, sạc pin…“Làm nghề này thấy vậy mà không đơn giản, tuy chỉ cần vài triệu đồng có sẵn trong túi để mua đổi hàng, nhưng nếu non tay, yếu mắt nhìn, mua phải hàng dỏm coi như ôm đủ”, anh Quang nói.


Đối diện bên kia bàn anh Quang, một người đàn ông chừng 50 tuổi đang cặm cụi lau mấy chiếc mắt kính rồi lại xỏ tay vào túi quần lôi ra một túi nilong, bên trong túi có mấy chiếc nhẫn và lắc tay, vàng cũng có, bạc cũng có. “Ông đó là tay chơi đồ cổ, chuyên sưu tập mấy thứ lạ mắt, như kính, nhẫn, tiền giấy…hầu như mấy thứ của ổng là hàng độc hết đó”, anh Nam, một người bán hàng điện thoại gần Quang nói.

Một lát sau một người đàn ông đi xe máy trờ đến, phía sau xe là một thùng loa điện tử. Xe vừa dừng, mọi người xúm lại bàn tán. Họ ra giá và mặc cả với nhau. Cuối cùng, chiếc loa thuộc về một người đàn ông tên Nghĩa với giá 70 ngàn đồng.

Kiểu mua bán lạ đời


Ở quán cà phê, người ra vào mua bán đủ loại, có già, trẻ, sang trọng, dân dã… Họ đến đây buôn bán nhưng có người mang cặp táp, có người mang túi xách, người đeo ba lô, có người thì hai ba túi nilong nhưng bên trong đầy điện thoại, sạc pin… Điểm chung giữa những người này, họ khá am hiểu về điện tử bởi cầm thứ nào lên, họ nói đúng tên, đúng hãng, dòng đời ra năm nào luôn và kể cả hàng nhái, hàng giả…


Anh Mừng, quê ở Thái Nguyên, vào TPHCM làm ăn hơn chục năm nay cho biết, làm nghề này thì khó mà kiếm cơm được bởi thật giả khó biết. Buổi sáng, anh xách một chiếc cặp đen đến quán cà phê này ngồi. Chiếc bàn gần như thuộc về anh bởi ngày nào cũng góc đó anh ngồi từ 9 giờ đến khoảng 3 giờ chiều.


“Ở đây mọi thứ gần như mặc định, không ai giành chỗ của ai, thấy bàn nào có ly cà phê, trên bàn có vài chiếc điện thoại là bàn đó đã có chủ”, anh Mừng nói. Ngồi chốc lát, Mừng đứng dậy, ngó nghiêng rồi cùng xúm lại một nhóm khác, bàn tán xôn xao. Lâu lâu Mừng lại chạy bàn này sang bàn kia, cầm điện thoại này đến điện thoại khác rồi hô giá, gật đầu thì đưa tiền, lắc đầu bỏ xuống chạy đến nhóm khác.


Theo anh Mạnh, quê ở Hà Nội, trong tay anh hiện có khoảng 600 chiếc điện thoại khác nhau. Có những cái từ thập niên 90, cái mới nhất như Ipone 5… nhiều cái biết không dùng được nhưng anh vẫn mua, bởi đó là đam mê. “Ngồi ở đây cả ngày nhiều lúc chỉ mong đủ tiền trả cà phê, kiếm dĩa cơm cho vui chứ làm ăn gì được, toàn là tay chơi chuyên nghiệp về điện tử hết, chẳng qua là mê chơi hàng độc, hàng lạ nên ngồi đây cho xôm tụ đó thôi”, anh Mạnh nói.


Cùng lúc, một cô gái chừng 25 - 27 tuổi, trên tay cầm một túi nilong đen đến cầm điện thoại của anh Mạnh lên. Sau một hồi xoay ngang liếc dọc, cô này ra giá 120 ngàn, anh Mạnh lắc đầu. Ngần ngừ một lúc, cô này lên giá thêm 30 ngàn, anh Mạnh gật đầu rồi người cầm tiền, người cầm điện thoại là xong. “Con bé này chuyên đi mua xác mấy thứ này rồi về bán lại cho mấy tên sửa điện thoại, ngon ăn có ngày nó kiếm đến vài trăm đó chú”, anh Mạnh nói.



Dọc ngoài vỉa hè xung quanh khu vực chung cư 001 Lý Thường Kiệt này phải có đến mấy chục người kinh doanh kiểu thế này. Họ trải một tấm bạt ở dưới đường rồi bày hàng hóa lên với đủ loại thập cẩm từ đồng nát đến điện tử, dây nịt, đồng hồ, Zipo…




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.