Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Cận Tết, đặc sản “tiến vua” ùa về Hà Nội

Cận Tết, đặc sản “tiến vua” ùa về Hà Nội

TP - Các hàng đặc sản vùng miền được chào bán khắp nơi ở Thủ đô, từ siêu thị, hội chợ xuân đến nhà hàng, thậm chí trên hè phố. Một số mặt hàng có giá cao hơn năm ngoái, nhưng vẫn đắt khách.



Tại các đường phố như Đại Từ, Nguyễn Xiển, những tuyến phố ở khu đô thị Nam Trung Yên, đường Lê Văn Lương…, đầy rẫy băng rôn quảng cáo bán đặc sản quê, bưởi Diễn, cam Canh, măng Tây Nguyên, thịt bò khô Đà Nẵng, giò bê Nghệ An, măng chua Lạng Sơn đến tôm chua Huế, củ cải chua ngọt miền Tây, mứt dừa Bến Tre...


Trên đường Nguyễn Xiển còn xuất hiện xe tải cỡ nhỏ chở đầy lợn sống với tấm biển “chuyên bán lẻ, bán buôn lợn Mường cả con còn sống” với giá trên 100.000 đồng/kg.


Trong khi đó, nhiều nhà hàng, khách sạn dịp này cũng tranh thủ tiếp thị, bày bán các loại đặc sản vùng miền. Tại khách sạn Mường Thanh Hà Nội ở khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai) có cửa hàng giới thiệu đặc sản vùng Tây Bắc phục vụ dịp Tết như gà đen Tủa Chùa (Điện Biên) với giá trên 200.000 đồng/kg, bánh chưng nếp cẩm, thịt trâu, thịt bò gác bếp, rượu sâu chứt, rượu táo mèo…


Tại Hội chợ Xuân 2014 ở Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, nhiều sản vật quý hiếm cũng được trưng bày, như vịt uyên ương, gà chín cựa, gà Đông Tảo, chim sâm cầm, công, trĩ. Chị Hoàng Hải Anh, chủ gian hàng đặc sản gà chín cựa (Phú Thọ), cho hay, đây là loại gà người dân tộc ở huyện Tân Sơn nuôi chủ yếu theo kiểu thả rông.


Gà nặng khoảng 2,5kg/con, có giá bán khoảng 450.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá gà Đông Tảo ở đây là từ 500.000 đến 600.000 đồng/kg, gà hồ có nguồn gốc ở Bắc Ninh, nặng khoảng 4 - 5kg có giá bán 400.000-500.000 đồng/kg.


Giá tăng vẫn đắt khách


Từ đầu tuần, ngoài các mặt hàng giò, chả bình thường, cửa hàng thực phẩm của chị Nguyễn Thị Tươi (ở phố Ngọc Hà) bày bán đặc sản giò Phú Thọ, nem chua Thanh Hóa. Chị Tươi nói rằng, năm nay vì giá buôn tăng nên giá sản phẩm tăng 10% so với năm ngoái. Giá giò gà là 310.000 đồng/kg, giò lụa 180.000 đồng/kg, giò bò 210.000 đồng/kg, nem 100.000 đồng/kg.


Theo chị Tươi, càng gần Tết, nhu cầu giò nem vùng miền càng tăng. “Năm nay, cửa hàng dự trữ khoảng 1.000 cân giò, nem các loại”, chị Tươi nói.


Nằm tại góc khuất trong chợ Phùng Khoang (quận Hà Đông), nhưng quầy hàng chị Thắm tấp nập khách tới đặt mua đặc sản cá kho và chuối ngự huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Chị Thắm cho biết, năm nay thời tiết nóng, nên người dân mua muộn hơn so với năm ngoái. Giá chuối ngự khoảng 35.000 - 40.000 đồng/nải, khoảng 150.000 - 200.000 đồng/buồng.


Chị Thắm nói đã có khoảng 200 khách đặt lấy 300 nồi cá kho vào 29 Tết và 200 buồng chuối vào 27 Tết. Tại một số cửa hàng thực phẩm trên đường Trần Phú, măng lưỡi lợn, măng vầu (Bắc Giang), gạo nếp nương (Sơn La), gạo tám xoan... được bày la liệt, giá tăng 10 - 15% so với năm ngoái. Măng lưỡi lợn giá 400.000 đồng/kg. Một chủ cửa hàng cho biết, dù giá tăng, nhưng lượng khách mua đông.





Hiện nay, nhiều trang mạng đầy rẫy thông tin quảng cáo, chào bán đặc sản vùng miền phục vụ dịp Tết. Chị Thu Hà ở phố Khâm Thiên cho biết, chị quê ở Nghệ An, mỗi dịp Tết thường được bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng nhờ mua đặc sản miền Trung, nên mở gian hàng online.


“Mới đầu, mình mở bán cho vui, đáp ứng nhu cầu của anh em, bạn bè, người thân, sau thấy cũng có chút lãi nên có động lực mở rộng gian hàng, phục vụ khách hàng trong dịp này”, chị Hà nói.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.