Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Bất hạnh vì yêu nhầm, cưới vội

Bất hạnh vì yêu nhầm, cưới vội

TP - Có thai, bị người tình bỏ rơi; lấy chồng, sinh con mới hay người chồng nghiện ma túy. Những người phụ nữ bất hạnh không tình, không tiền ấy một nách cắp con nhỏ liêu xiêu, vô định giữa cuộc đời rộng lớn khi chưa biết làm gì, về đâu để nuôi con?



Sinh con, mới biết chồng nghiện


Một chiều đông rét căm căm đến cắt da cắt thịt, chị Diệp Thị Thu cùng đứa con gái nhỏ trong manh áo mỏng ngồi xếp những bó tăm vào gói ở một trung tâm tình thương ở Hà Nội. Hai người họ trông chẳng có vẻ gì là đang chịu đựng cái rét. Có lẽ, một năm lang thang ngoài đường đã khiến họ quen dần với những biến động của cuộc đời lẫn thời tiết.


Bí thư Đoàn ở Trung tâm dạy nghề nhân đạo, anh Nguyễn Anh Kiên cho biết: “Hai mẹ con Thu vừa tìm đến xin nương tựa ở trung tâm chưa lâu. Trung tâm cũng không có nhiều kinh phí trong khi hoàn cảnh của chị con nhỏ chưa biết sẽ tìm việc cho chị thế nào”.


Trong nước mắt, chị Thu kể về cuộc đời bất hạnh của mình. Người phụ nữ “già nua” ấy tự giới thiệu mình sinh năm 1990 và có con gái nhỏ hơn 2 tuổi. Chị sinh ra trong gia đình 13 anh em ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc).


Tuổi thơ cơ cực khi bố lấy vợ hai, nhà đông anh em nên từ bé chị cũng như những chị em khác trong nhà đều phải ăn cơm độn sắn, lá đỗ vò nát nấu canh hay ngô bung cũng trở thành bữa chính thay cơm. Anh chị em no đói cùng nhau trầy trật đi qua tuổi thơ như thế.


Chị Thu làm tăm tại trung tâm


Năm 15 tuổi, nghĩ mình đã trưởng thành chị xách túi với ý định lên Hà Nội kiếm việc làm. Nhưng có người rủ về thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) phụ hồ, xách vữa.


Chị trở thành phu hồ từ đó. Vất vả nhưng cứ tính mỗi tháng trừ đi ăn uống, gửi được những đồng tiền đầu tiên do mình kiếm ra về cho mẹ, chị rất vui. Cho đến một ngày, chị nhận được cú điện thoại từ người làng báo tin: “Mẹ bị tai biến, Thu về gấp”.


Cũng may, mẹ chị vẫn sống nhưng bị liệt nửa người. Là con út, chị phải ở nhà chăm sóc mẹ. 21 tuổi, chị lấy chồng. Chị kể, đó là một người đàn ông thua mình một tuổi, hiền lành, ít nói làm công nhân trong một nhà máy gần nhà.


Chỉ quen nhau chừng nửa năm, chưa hiểu nhiều về anh nhưng chị gật đầu làm đám cưới. Đơn giản vì chị thương cho hoàn cảnh của anh đã mất hết bố lẫn mẹ.


“Có ai đó đã từng nói, chỉ có mình mới quyết định được số phận sướng khổ, vui buồn của chính cuộc đời mình. Với em, em đã tự hại đời mình như thế khi quyết định lấy chồng mà không hiểu gì về chồng”, Thu nói.



“Có ai đó đã từng nói, chỉ có mình mới quyết định được số phận sướng khổ, vui buồn của chính cuộc đời mình. Với em, em đã tự hại đời mình như thế khi quyết định lấy chồng mà không hiểu gì về chồng”


Chị Diệp Thị Thu



Kế tiếp chuỗi ngày sau đó là những bữa cơm chan nước mắt, những trận đòn triền miên khi anh bắt Thu đi vay tiền. Chị có bầu, anh cũng không tha. Bao nhiêu thóc gạo trong nhà đều lần lượt đội nón ra đi.


“Đứa bé con nhà em khổ từ trong bụng, từ khi có bầu 2 tháng đến khi sinh em toàn phải rang ngô ăn rồi uống nước cho no. Khổ không biết kêu ai, lúc này bố em cũng đã mất rồi”, giọng chị nghẹn lại.


Mâu thuẫn cuộc hôn nhân đẫm nước mắt lên đến đỉnh điểm khi chị sinh con được 22 ngày thì chồng Thu trở về ngà hơi men ép Thu đi vay mượn bằng được 10 triệu đồng.


“Với em khi đó 100 nghìn đồng cũng khó, em bảo không biết vay ai liền bị anh ấy đánh đuổi khỏi nhà giữa đêm”, chị kể. Chị quỳ lạy, van xin được vào nhà để cho con bú nhưng anh chốt chặt cửa tuyên chiến: “Nếu không mang được 10 triệu về thì sẽ bóp chết con”.


“Tình yêu, sự thương cảm của em với chồng chết hẳn từ khi đó”, Thu nói. Chạy khắp nơi cầu cứu họ hàng, làng xóm để có đủ 10 triệu đồng đem về dụ anh mở cửa, trả con. Thế nhưng, người đàn ông là cha đứa bé ấy vẫn kiên quyết chốt cửa. Báo công an xã, công an huyện cuối cùng đến 1 giờ trưa, họ bao vây, giật cửa sổ ra khống chế chồng, cứu con cho Thu.


Đứa bé sau gần một ngày đêm không có sữa đã khô hết môi, tím tái. Cũng may, được công an chở vội đến bệnh viện cấp cứu nên nó đã sống.


Về phần chồng chị, sau khi bị công an bắt về mới phát hiện ra anh bị nghiện ma túy bấy lâu nay. Đòi giết con, đánh vợ vì đã cầm nợ 10 triệu đồng bị giang hồ đe dọa. Chồng được công an cho đi cai nghiện cũng là ngày chị quyết định viết đơn ly hôn kẻ suýt giết cả đứa con đẻ của mình.


Xếp quần áo ra khỏi nhà, hai mẹ con chỉ có 300 nghìn đồng lận lưng. Mẹ già bị liệt, gia cảnh quá nghèo, chị đứng bơ vơ giữa ngã ba đường không biết làm gì, về đâu? Hai mẹ con chị lang thang ăn nhờ, ở đậu những người họ hàng từ Bắc Kạn, Điện Biên, Yên Bái lại về Vĩnh Phúc.


Khốn nỗi, nhà anh em cũng không ai khấm khá nên chỉ đến ở nhờ được dăm bữa, nửa tháng áy náy chị lại xách túi ra đi. Chị khóc nói: “Lắm lúc em muốn ngã gục. Nhưng tất cả vì con! Ánh mắt nó nhìn em ngơ ngác, xót lắm”.


Trong góc phòng, đứa con gái nhỏ có đôi mắt tròn trĩnh, dễ thương chưa đầy 2 tuổi lặng lẽ ngồi chơi một mình, khi quần bẩn, cô bé tự lôi một chiếc quần khác từ trong túi xách ra thay.


Chị Thu nói, Tết này hai mẹ con ở lại Hà Nội vì muốn về quê cũng không có tiền. Dự định về tương lai, nếu gửi được con chị sẽ đi giúp việc gia đình hoặc làm bất cứ nghề gì nuôi con, tích cóp đồng vốn rồi về quê sinh sống còn cho con bé đến trường.


Bị lừa tình


“Tại tôi suốt đời không tỉnh mộng nên mới khổ”, chị Bùi Thị Hằng, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) mở đầu câu chuyện buồn tủi về mối tình bị lừa và cuộc đời mình như thế. Đến nay, đã gần 40 tuổi, chị thành người tay trắng, một mình nuôi con, không nhà, không tiền.


Chị kể, thời son trẻ, chị yêu người thanh niên cùng quê. Thề non hẹn biển nhưng khi chị lỡ có bầu thì người ta chối bỏ, chạy trốn vào miền Nam sinh sống.


Năm 2008, chị ngậm đắng, nuốt cay, muối mặt với gia đình, làng xóm quyết tâm sinh rồi nuôi con một mình. Bao nhiêu vất vả, đắng cay khi nuôi con nhỏ trong sự gièm pha, cái nhìn soi mói của xóm làng chị không thể tả hết.


Chị nói, đến bây giờ không hiểu sao, bao nhiêu năm đằng đẵng tôi vẫn cứ mơ mộng. Tôi mơ về một ngày nào đó, bố đứa bé sẽ quay về với mẹ con tôi, cho con tôi một gia đình đầy đủ. Thế nhưng, chị càng mơ, càng chờ càng héo mòn.


Chị nói, cũng đã đôi ba lần gom góp tiền vào tỉnh Bình Dương tìm nhưng anh ấy trốn, không gặp. Nhờ người quen đánh tiếng, không lấy thì anh gặp con một lần và người đàn ông bạc tình ấy chỉ nhắn lại cho chị một câu chỏng lọn: “Anh đã có gia đình rồi đừng làm phiền anh nữa”. Rồi từ đó anh ta đổi số, thay sim điện thoại và chị không biết tung tích ở đâu nữa.


Con một tuổi, chị mang con về quê nương nhờ anh em. Nhà có 5 anh em, cũng sống cậy vào mấy sào ruộng. Ngày ngày chị đi biển bắt ngao kiếm ngày ba chục, dăm chục để sống. Mẹ con bữa đói, bữa no. Gần đây, do mâu thuẫn gia đình, chị dắt con ra Hà Nội với hy vọng kiếm được việc làm.


Chị kể, khi mới xuống xe ở bến Mỹ Đình, trong túi không còn đồng nào. Lấy tất cả quần áo mặc cho con cũng không lại được cái rét của Hà Nội. Ngày ăn xin, đêm ngủ nhờ mái hiên phòng bán vé, mẹ con chị được mọi người cưu mang rồi đem gửi đến trung tâm nhân đạo.


Trong đơn gửi Trung tâm dạy nghề nhân đạo ở quận Đống Đa (Hà Nội), chị viết: “Một mình tôi với đứa con nhỏ không ruộng đất canh tác, không vốn liếng làm ăn, tôi phải đem theo con ra Hà Nội kiếm sống nhưng không kiếm được việc làm. Mẹ con tôi đã vạ vật nhiều ngày ở bến xe Mỹ Đình sống bữa no, bữa đói. Trong lúc quẫn bách có người giới thiệu tôi đến trung tâm, tôi mong có được một việc làm để nuôi con ăn học”.



Ông Trần Duyên Hải, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam cho biết, từ trước đến nay trung tâm chủ yếu giúp đỡ trẻ em nhưng những năm gần đây nhiều phụ nữ bị lừa, lầm lỡ, phụ nữ bị bạo hành tìm đến trung tâm kêu cứu ngày càng nhiều.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.