Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Thiếu úy công an nặc mùi rượu, thóa mạ nhà báo

Thiếu úy công an nặc mùi rượu, thóa mạ nhà báo

- Nhóm PV các báo TƯ thường trú tại Hà Tĩnh đã bị 3 thiếu úy Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) “mặt đỏ tía tai”, nồng nặc mùi rượu, có lời lẽ xúc phạm và dùng từ địa phương thóa mạ những nhà báo đang tác nghiệp đúng quy định.


"Mặt đỏ tía tai"


Trưa ngày 25/10, nhóm PV các báo Nông nghiệp VN, Tiền Phong, VietNamNet, Tầm Nhìn (thường trú tại Hà Tĩnh) nhận được đơn thư kêu cứu của bà Lê Thị Phượng, trú tại thị trấn Kỳ Anh, khiếu nại về việc 8,3 ha rừng của gia đình bà đang trồng keo hợp pháp tại khu vực Khe Đá, xã Kỳ Liên bị Cty Việt Gia - Sông Hui thuê người vào chặt phá cây lấy đất làm mỏ đá khi chưa thống nhất đền bù.











Thiếu úy công an, nồng nặc mùi rượu, thóa mạ, nhà báo, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Ông Võ Xuân Lý (chồng bà Phượng), chủ rừng đau đớn bên gốc keo lâu năm bị chặt hạ, hàng nghìn thân cây keo đã bị di chuyển đi đâu không rõ. (Ảnh: Anh Bình)



Đáng chú ý, Cty này đã vào chặt phát hàng nghìn cây keo trồng lâu năm của gia đình bà, dưới sự “bảo vệ thi công” của UBND huyện Kỳ Anh, nòng cốt là công an huyện với xe đặc chủng thường trực nhiều ngày nay.


Khoảng 14h20p, 5 PV các báo nói trên các báo, có mặt tại một khu rừng rộng lớn. Khi nhóm PV tác nghiệp thì ngay lập tức một chiếc xe bịt bùng (xe đặc chủng chở tội phạm) BKS 38 - 0736 chở theo 3 thiếu úy CA, trong đó có 2 người không có bảng tên, một người xắn quần quá đầu gối.


Trong đó có 2 thiếu úy mặt đỏ tía tai, nồng nặc mùi rượu đến và yêu cầu xuất trình giấy tờ mới được phép chụp ảnh.











Thiếu úy công an, nồng nặc mùi rượu, thóa mạ, nhà báo, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Những chiến sỹ công an huyện Kỳ Anh với chiếc xe bịt bùng làm nhiệm vụ “bảo vệ thi công” cho một doanh nghiệp khai thác mỏ đá đã có lời lẽ xúc phạm nhóm PV trong tình trạng nồng nặc mùi rượu.



Khi các PV trình bày đây là một khu rừng, không có quy định nào công an giám sát báo chí tác nghiệp thì một thiếu úy CA không mang biển tên cho biết, họ đang bảo vệ thi công theo lệnh điều động của huyện nên ai vào đều phải xuất trình giất tờ.


Và sau đó 2 phóng viên M.T và D.T xuất trình thẻ nhà báo và đi vào chụp ảnh đồi núi.


Một lúc sau trở ra thì chúng tôi chứng kiến cảnh 3 thiếu úy này đang xúm quanh nhà báo Anh Bình (báo NNVN), yêu cầu ông Bình phải đưa thẻ cho họ xem chứ không được trình trên tay.


"Cả ba mặt đỏ tía tai, mùi rượu nồng nặc, trên quân phục không bảng tên nên tôi không đưa thẻ cho họ mà chỉ giơ ra để họ xem", nhà báo Anh Bình nói. Và sau khi nhà báo Anh Bình cất thẻ vào túi quần, cả ba thiếu úy ngăn không cho vào và đưa máy điện thoại ra quay, chụp lại nhà báo.


Sự việc có sự chứng kiến của rất đông người dân. Sau khi nhóm PV tác nghiệp xong trên đường rút lui, cả ba thiếu úy lấy điện thoại đứng chặn phía trước quay và chụp các PV.


Thóa mạ


PV D.T đã trao đổi với một thiếu úy, các đồng chí đang thi hành công vụ mà mùi rượu nồng nặc, điều lệnh không đầy đủ, và chúng tôi hỏi lệnh nào điều động các anh lên đây, ngay lập tức một thiếu úy lớn tiếng thóa mạ.











Thiếu úy công an, nồng nặc mùi rượu, thóa mạ, nhà báo, Kỳ Anh, Hà Tĩnh

UBND huyện Kỳ Anh đã ký QĐ huy động toàn hệ thống chính trị, nòng cốt là hàng chục chiến sỹ công an với xe đặc chủng bảo vệ DN này thi công. Việc bảo vệ này không có thời hạn.



Sự xúc phạm quá đáng của thiếu úy công an đã làm nhóm PV cũng như người dân rất bức xúc. Đặc biệt là nhà báo cao tuổi Anh Bình. Khi ông Bình rút máy nói sẽ báo cáo với lãnh đạo CA tỉnh thì một thiếu úy lớn giọng thách thức "Bây (chúng mày) thích thì cứ gọi đi, không gọi thì bọn tao gọi cho".


Trước những hành vi đó của nhóm chiến sỹ trẻ, nhóm PV đã báo cáo trực tiếp Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tân - Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Bùi Đình Quang - PGĐ Công an tỉnh và thượng tá Võ Trọng Hùng - Trưởng phòng CSGT, đề nghị cho người và máy đo nồng độ cồn của 3 thiếu úy này, vì họ điều khiển xe bịt bùng trong tình trạng nồng nặc mùi rượu.


Biết sự việc đã được báo cáo lên lãnh đạo, cả ba thiếu úy liền bỏ đi ngược về phía đồi núi đang thi công và mất hút đến tối.


Khoảng 30 phút sau, có một thanh niên mặc đồ dân sự đi vào giới thiệu tên Thìn, Phó Đồn Công an KKT Vũng Áng.


Khi nhóm PV đề nghị ông Thìn gọi ba thiếu úy ra làm việc để cho rõ ràng. Tuy nhiên, sau 2 lần gọi điện vẫn không thấy tăm hơi 3 chiến sỹ đâu. Đến lần thứ 3 thì ông Thìn thông tin lại là 3 người CA đã bỏ về đơn vị bằng đường khác (đường rừng).


Ông Thìn cũng đã thay mặt những CA trẻ nói lời xin lỗi tới nhóm PV và những người dân có mặt.


Lãnh đạo xin lỗi và hứa xử lý


Đến khoảng 16h30, Trưởng Công an huyện Kỳ Anh, Đại tá Đặng Hoài Sơn đã có mặt tại hiện trường. Ông Sơn bày tỏ lấy làm tiếc với sự việc xẩy ra và liên tục gửi lời xin lỗi.


"Anh em sai hết rồi, sai toàn diện rồi. Các nhà báo thông cảm cho. Tôi vừa vào nhận công tác được một tháng. Một trong những lý do tỉnh điều tôi vào đây cũng là để chấn chỉnh lại đội ngũ cán bộ chiến sỹ trẻ. Tôi đang yêu cầu những chiến sỹ đó viết tường trình và sẽ xử lý nghiêm", Đại tá Sơn nói.


Ông Sơn cũng thông tin, ông đã điều động người khác vào điều khiển chiếc xe đặc chủng vì những người kia đã đưa về đồn.


Nhà báo Anh Bình bức xúc: "Gần 60 tuổi đời, 30 tuổi nghề rồi nhưng tôi chưa từng gặp những chuyện như thế này. Công an mà lại nồng nặc mùi rượu rồi có những hành vi xúc phạm nhà báo như vậy.


Khi hỏi thẻ tôi đã xuất trình, mà các chiến sỹ CA cứ nằng nặc đòi cầm để xem xét kỹ. Trong tình thế mùi rượu nồng nặc, tôi không thể đưa thẻ cho họ được. Hai nữa ở khu vực này không có lý do gì cấm báo chí tác nghiệp. Tôi sẽ tiếp tục kiến nghị lên Bộ Công an, Ban GĐ Công an tỉnh. Không thể chấp nhận được".


Được biết, thiếu úy công an có lời lẽ thóa mạ nhà báo trong tình trạng nặc mùi rượu có tên Thế Anh. Hai chiến sỹ còn lại có tên Thiệu và Công.


VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc


Nhóm P.V



Thiếu úy công an, nồng nặc mùi rượu, thóa mạ, nhà báo, Kỳ Anh, Hà Tĩnh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.