Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Cho dân đi xe phân khối lớn: Nên hay không?

Cho dân đi xe phân khối lớn: Nên hay không?



Thứ ba, 15/10/2013, 00:00 (GMT+7)



Mới đây, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết tới đây, có thể mở rộng các đối tượng được cấp giấy phép lái xe hạng A2 (loại xe máy phân khối lớn từ 175cm3 trở lên).


Hiện nay, người dân bình thường chỉ được học và thi lấy giấy phép lái xe hạng A1. Hạng A2 chỉ cho phép đối với một số đối tượng đặc biệt như công an, quân đội, vận động viên đua xe. Việc mở rộng đối tượng có thể là tin vui với nhiều người có đam mê lái xe phân khối lớn.


Chúng tôi có cuộc phỏng vấn ngắn với ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.









Đồng tình với việc cho phép người dân được đi loại xe phân khối lớn hơn, tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải HN Bùi Danh Liên cho rằng việc mở rộng đối tượng điều khiển xe phân khối lớn vẫn cần có lộ trình để dễ quản lý. Mặt khác, người lái xe phải từ 25 - 30 tuổi trở lên.



Theo ông, chủ trương cho phép mở rộng đối tượng được cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A2 là vì đâu?


Việc nhiều người sử dụng xe mô tô phân khối lớn lâu nay là một nhu cầu có thật. Ngày nay, thể lực của người Việt đã nâng cao, đảm bảo sức khỏe lái những loại xe phân khối lớn.


Từ trước đến nay, chúng ta vẫn chỉ giới hạn một bộ phận nhỏ được phép điều khiển loại xe này. Tuy nhiên, như lâu nay báo chí cũng đã phản ánh về hiện tượng tiêu cực, chạy bằng để được lái xe. Ngoài ra, còn có nhiều người độ xe, chế xe, hoặc chạy xe phân khối lớn gây mất an ninh trật tự mà cơ quan chức năng khó kiểm soát.


Tôi cho rằng, việc cho phép mở rộng đối tượng được lái hạng xe A2 là phù hợp với xu thế chung của thế giới.


Như vậy lượng xe máy phân khối lớn chạy trên đường sẽ tăng lên. Giao thông tại các thành phố lớn hiện nay đã rất phức tạp, dễ va chạm, dễ ùn tắc. Liệu việc cho phép mở rộng đối tượng lái xe phân khối lớn càng dễ làm giao thông khó kiểm soát, gây nguy hiểm?


Tôi cho rằng, các loại xe phân khối lớn thường là đắt tiền. Mặt khác, việc đào tạo, sát hạch cũng đòi hỏi sự khắt khe hơn. Lượng xe phân khối lớn sẽ tăng lên nhưng không đáng kể.


 - 1


Xe mô tô phân khối lớn bị bắt giữ vì vi phạm luật giao thông (Ảnh: Trần Quỳnh)


Không đáng kể nhưng lượng xe phân khối lớn sẽ tăng. Với xe phân khối nhỏ, CSGT đã khó xử lý. Với xe phân khối lớn lực lượng CSGT và các lực lượng quản lý khác sẽ càng gặp khó khăn?


Thực tế lâu nay, nhưng đối tượng vi phạm giao thông rồi manh động bỏ chạy hay cướp giật trên đường, thường đi những loại xe nhỏ có phân khối nhỏ như Wave, Dream,... Nhiều khi những đối tượng này còn chế, độ xe mà cơ quan chức năng không kiểm soát được. Như vậy, không thể nói rằng, số lượng xe phân khối lớn tăng lên lại đe dọa tình hình an ninh trật tự.


Nhưng rõ ràng có thể xảy ra tình trạng, người vi phạm bỏ chạy lại đi xe phân khối lớn hơn xe của lực lượng chức năng. Vậy khống chế cách nào?


Trong nhiều cuộc bàn thảo, chúng tôi đã nhiều lần đưa ra vấn đề này. Nhưng điều đó đòi hỏi lực lượng làm nhiệm vụ phải nâng cao nghiệp vụ, có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Không nên làm theo cách quản không được thì cấm. Việc mở rộng đối tượng được lái xe hạng A2 sẽ khiến cơ quan nhà nước dễ dàng nắm bắt, quản lý hơn.









Theo một CSGT Hà Nội, nhiều năm xử lý trên đường, không thấy có sự khác nhau giữa xe phân khối lớn và nhỏ. Thậm chí, những đối tượng chống đối đi xe phân khối nhỏ còn dễ lẩn trốn hơn. CSGT này khẳng định, cảnh sát hoàn toàn đủ biện pháp nghiệp vụ để xử lý bất cứ loại phương tiện nào.


Nhưng viên CSGT này cũng lưu ý, điều kiện để lái xe phân khối lớn chính là sức khỏe. "Không thể dễ dàng để một người thấp bé nhẹ cân điều khiển xe 300, 500 cm3 được." - Cán bộ này nói.


Viên CSGT này cho rằng, cần quy định trang thiết bị đối với một người đi xe phân khối lớn. Cụ thể, muốn lái xe hạng A2, người điều khiển phải đeo găng tay, đội mũ, mặc quần áo, đi giày theo đúng tiêu chuẩn an toàn.










Giấy phép lái xe hạng A2 là loại chứng chỉ cho phép điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.


Hiện nay, giấy phép lái xe A2 chỉ cấp cho 7 đối tượng gồm: Công an, Quân đội, Thanh tra Giao thông, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, sát hạch viên, vận động viên mô tô.


Theo quy định, để được sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A2, người học lái phải có công văn của cơ quan cử đi học, mỗi xe cơ quan cử không quá 02 người. Đối với cá nhân là vận động viên mô tô cũng phải có công văn của cơ quan cử đi học và giấy chứng nhận là vận động viên mô tô còn giá trị sử dụng do Ủy ban thể dục Thể thao cấp.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.