Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Bài 2. Các chuyên gia CNTT: Đừng để mất thông tin vì thiếu hiểu biết!

Bài 2. Các chuyên gia CNTT: Đừng để mất thông tin vì thiếu hiểu biết!
Bài 2. Các chuyên gia CNTT: Đừng để mất thông tin vì thiếu hiểu biết!

Theo các chuyên gia CNTT, người dùng smartphone đồng bộ tài khoản tại VN chưa quan tâm tới việc bảo vệ dữ liệu và tài khoản. Nhiều trường hợp mua, bán, cho mượn smartphone nhưng không xóa tài khoản được cấu hình sẵn trên máy dẫn đến việc để lộ thông tin như ảnh chụp, tin nhắn, email, danh bạ…


* Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng (Cty an ninh mạng Bkav), cho biết: “Công nghệ phát triển nhanh nhưng nhiều người dùng không theo kịp, rất dễ gây nên hậu quả đáng tiếc khi để lộ thông tin. Đặc biệt là các thông tin tài chính, ngân hàng của khách hàng rất dễ có nguy cơ bị lợi dụng để chuộc lợi như: Tên tài khoản, mật khẩu, các thông số tài chính kinh doanh của doanh nghiệp…”.











Ông Nguyễn Minh Đức

Liên quan tới câu chuyện lộ thông tin trên facebook, ông Minh Đức giải thích: Hầu hết các ứng dụng phổ biến trên smartphone đều cung cấp cơ chế đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị dùng chung tài khoản.

Trong tính năng chat của Facebook, nội dung hội thoại sẽ được cập nhật đồng thời trên các thiết bị cùng tài khoản. Do đó, nếu để người khác sử dụng smartphone cài sẵn tài khoản Facebook của mình, những gì bạn gõ sẽ bị người khác đọc được cùng một lúc.



Với hệ điều hành iOS, người dùng có thể khai thác các ứng dụng cho phép lưu trữ ảnh trực tuyến ngày càng phổ biến như Dropbox hay Photostream. Khi đó, ảnh chụp được tự động tải lên máy chủ, sau đó tải về mọi thiết bị có chung tài khoản mà không cần hỏi. Tương tự với Gmail và iCloud, nếu không chú ý bảo vệ tài khoản trên smartphone, người dùng có thể để lộ e-mail, danh bạ cùng nhiều dữ liệu nhạy cảm


Chia sẻ kinh nghiệm bảo mật, ông Minh Đức nhấn mạnh: Khách hàng khi bán, tặng smartphone, nhất thiết phải gỡ bỏ các tài khoản cài đặt trên máy thông qua chức năng khôi phục cấu hình gốc của nhà sản xuất (Factory reset).

* Ông Trần Kiên Cường - Trưởng phòng công nghệ, Cty Nhật Cường Mobile (Hà Nội), đơn vị chuyên mua, bán các thiết bị liên lạc cầm tay - phân tích:

Các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay (Apple, Google, Microsoft...) đều có dịch vụ lưu trữ, sao lưu đồng bộ 2 chiều thông tin về danh bạ, ảnh, video từ máy của khách hàng lên lên một server lưu trữ điện toán đám mây. Khi khách hàng tạo mới, xóa 1 dữ liệu cá nhân của mình trên thiết bị, ngay lập tức, dữ liệu được lưu trên dịch vụ trực tuyến cũng tự động thêm vào hoặc xóa đi.










Thị trường hiện có bán nhiều thiết bị đồng bộ tài khoản



Ưu điểm này giúp khách hàng không lo mất thông tin khi thiết bị hỏng hoặc mất. Họ chỉ cần đăng nhập lại tài khoản của mình trên thiết bị khác, khi đó tự động các dữ liệu cá nhân đó sẽ được đồng bộ lại.

Tính năng này đặc biệt hữu dụng đối với những người dùng hay phải di chuyển, không cố định chỗ làm việc, không muốn lúc nào cũng phải mang theo các thiết bị cá nhân như laptop, computer…

Nói về tính hai mặt của cơ chế đồng bộ, ông Kiên Cường bổ sung: “Đồng bộ tài khoản là “con dao hai lưỡi” nếu các tài khoản và mật khẩu của khách hàng bị tiết lộ hoặc đánh cắp. Kẻ xấu có thể đăng nhập vào dịch vụ lưu trữ trực tuyến để thay đổi, đánh cắp, phá hoại các thông tin cá nhân được lưu trữ”.

Chuyên gia kỹ thuật này phân tích thêm: Do tính năng đồng bộ, các dữ liệu bị xóa sẽ không có cách nào lấy lại được, trừ khi khách hàng liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ như Apple, Google còn cho phép người dùng thông qua các dịch vụ lưu trữ các tính năng định vị điện thoại, khóa điện thoại từ xa, xóa dữ liệu cá nhân từ xa.

Nếu để thiết bị đồng bộ lọt vào tay kẻ xấu, nguy cơ một ngày nào đó các dữ liệu của họ sẽ biến mất mà không biết lý do tại sao.










Nên sao lưu thông tin sang máy tính, sau đó xóa hết trên thiết bị trước khi tặng, bán.



Để tăng tính bảo mật thông tin, ông Kiên Cường chia sẻ: Kẻ xấu có thể lợi dụng việc mượn máy rồi đăng nhập tài khoản của họ vào thiết bị của mình mà khách hàng không hề hay biết. Người dùng lưu ý luôn kiểm tra trong phần quản lý tài khoản cá nhân của máy để phát hiện những tài khoản lạ và xóa đi.

Trường hợp người khác cài đặt những phần mềm ăn cắp, theo dõi, sao lưu thông tin vào thiết bị của khách hàng. Những phần mềm này thường chạy ẩn. Khách hàng có thể giảm nguy cơ bằng cách đọc kỹ các permission mà hệ điều hành cảnh báo trước khi cài đặt một ứng dụng.

“Khi nghi ngờ, khách hàng có thể cách chạy lại phần mềm. Khi bán máy, khách hàng nên sao lưu thông tin cá nhân của mình lên máy tính hoặc thiết bị lưu trữ cá nhân, sau đó đưa máy về trạng thái máy mới. Khách hàng không nên cho mượn máy hay để lộ nhưng thông tin cá nhân như tài khoản, mật khẩu cho người khác” - ông Kiên Cường cho biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.