Thanh tra Y tế chỉ thấy 'vở sạch, chữ đẹp'
> Vì sao có tình trạng vô đạo đức như vậy?
> 1.700 tỷ đồng chống quá tải bệnh viện
TPO - Trả lời câu hỏi tại sao thanh tra y tế không phát hiện sai phạm của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phân trần, lúc thanh tra, họ đưa ra "vở sạch, chữ đẹp", nội bộ nói ra mới biết sai.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Công Khanh |
Ngày 25/9, phiên thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ, ngân sách năm 2013 và xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách năm 2014 của Bộ Y tế trước Ủy ban Các vấn đề xã hội trở thành phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về các vấn đề nóng của ngành y tế như y đức, quá tải, viện phí.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên khẳng định, các vụ việc tiêm vacxin tại Quảng Trị khiến ba trẻ sơ sinh tử vong, ngoài nguyên nhân bất khả kháng, cũng còn vấn đề y đức.
“Lỗi nặng nhất là sau khi xảy ra sự cố, bác sĩ có mặt quá muộn, khiến ba trẻ lần lượt tử vong”. Đại biểu Tiên cho rằng, dù trách nhiệm thuộc về địa phương, nhưng Bộ Y tế cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sai phạm nêu trên đều có điều chỉnh tại Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm, các nghị định, thông tư của Bộ.
Riêng vụ nhân bản mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội), Bộ trưởng Tiến cho rằng, “không thể hình dung được”.
Đối với dư luận về việc “sao không khen thưởng người tố cáo”, bà Tiến khẳng định, ngay sau khi biết sự việc, đã nhận được thông tin đề nghị khen thưởng những người dũng cảm tố cáo sai phạm. “Nhưng cơ quan điều tra nhắc nhở chúng tôi phải chờ, vì kết luận chưa cụ thể”, Bộ trưởng Tiến nói.
Bộ Y tế kêu “bị oan” khi tăng viện phí
Sáng cùng ngày, tại phiên họp thẩm tra dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hoạt động khám chữa bệnh BHYT chưa thực sự thu hút vì chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, bà Tiến cho rằng, không phải do y đức hay việc phân biệt đối xử giữa bệnh nhân có bảo hiểm hay bệnh nhân dịch vụ mà do giá dịch vụ y tế 18 năm qua quá thấp, quá lạc hậu và không phù hợp. Vì vậy, bà Tiến đề nghị cần thay đổi viện phí nhanh, nhưng khi mới điều chỉnh 3/7 yếu tố (tiền máu, vật tư, tiền thuốc) đã bị Chính phủ lưu ý phải chậm lại do cho rằng tăng viện phí làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng theo.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Minh Thảo cho biết, năm 2012 quỹ chi trả 84.000 tỷ đồng tiền bảo hiểm trong khi số dư quỹ hiện tại là 15.000 tỷ đồng, bằng 1/3 số chi hàng năm và chứng tỏ nguy cơ mất an toàn cho quỹ rất lớn. Với tần suất khám chữa bệnh của người mua bảo hiểm cao, cơ cấu bệnh tật ngày càng phức tạp, thuốc men, kỹ thuật y tế ngày càng hiện đại, đòi hỏi chi phí lớn nên quỹ có nguy cơ mất cân đối trong tương lai không xa.
Đại diện Bộ Tài chính cũng cho rằng, với mức đóng quỹ và tiền lương hiện nay thì đến 2013 quỹ bắt đầu âm khoảng 800 tỷ đồng. Vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh giá dịch vụ y tế để rút khoản phải chi hỗ trợ các bệnh viện.
N.C.KHANH
Các tin khác
- Dân số của Việt Nam đang già hóa nhanh chóng - (25/09)
- Áp thấp trên biển Đông, nhiều nơi mưa - (25/09)
- Lật xuồng trên hồ thủy điện, 2 người mất tích - (25/09)
- Sẻ chia những phận đời sau lũ - (25/09)
- Hà Nội mùa này phố lại thành... sông - (25/09)
- Nhân viên rửa xe lùi ô tô, cuốn 2 xe máy vào gầm - (25/09)
- Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp cần phát triển hài hòa - (25/09)
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây ấn tượng tại IFRI - (25/09)
- Nhà ở xã hội giá 6 triệu đồng/m2 - (25/09)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét