Không phải ngẫu nhiên HLV Arsene Wenger từng đánh giá rất cao tài năng của những cầu thủ như Công Phượng, Tuấn Anh, Đông Triều, Xuân Trường - những trụ cột của U19 VN được đào tạo tại Học viện - bằng cách cho họ sang Arsenal tập luyện, thử việc tại đội trẻ Arsenal. Thậm chí, CLB Olympiakos, Hy Lạp đã từng đặt vấn đề chuyển nhượng đối với Tuấn Anh. Chưa có lò đào tạo trẻ nào tại Việt Nam có được danh tiếng và thành công như thế.
Giáo án tuyệt mật của Arsenal-JMG
Tính đến nay Học viện đã tuyển sinh được 3 khóa, thu nhận 31 học viên sau khi tuyển chọn từ hơn 21.000 thí sinh trên cả nước. Điều dễ nhận thấy nhất trong mỗi đợt tuyển sinh là luôn có một đội ngũ chuyên gia hùng hậu của Arsenal-JMG đi theo để tuyển quân.
Các chuyên gia của Arsenal JMG trực tiếp tuyển chọn và đào tạo các Học viên. |
Ông Trần Minh, phó giám đốc CLB HAGL, người đã trực tiếp đi tuyển sinh 3 khóa của Học viện cho biết: “Việc quyết định chọn ai, loại ai là quyền của các chuyên gia đến từ CLB Arsenal. Và cách thức họ lựa chọn cũng khác hẳn so với thông lệ tại Việt Nam”.
Vincent Dufour, phó giám đốc Học viện Arsenal-JMG toàn cầu, người trực tiếp chọn ra 4 thí sinh vào khóa III của Học viện cho biết: “Đối với một cầu thủ, chúng tôi xem trọng nhất là sự thông minh, cách xử lý tình huống khi có bóng trong chân, còn yếu tố về thể hình, năng khiếu, không phải là điều quan trọng nhất”.
Sau khi lọt qua vòng tuyển chọn, các thí sinh được huấn luyện trực tiếp bởi chuyên gia của Arsenal. Giáo áo cho các cầu thủ tập luyện được biên soạn một cách tuyệt mật, không tiết lộ cho bất kỳ ai. Đây là công nghệ đào tạo cầu thủ riêng của của Arsenal. Thậm chí, giáo án của từng khóa cũng rất khác nhau và không truyền từ khóa này sang khóa khác.
Đá chân trần 5 năm
Một điểm độc đáo khác trong việc đào tạo của Học viện HAGL-Arsenal JMG là việc các cầu thủ chỉ chơi bóng bằng chân trần trong suốt 5 năm trời. Đây là điểm cực kỳ khác biệt so với những những trung tâm đào tạo trẻ khác trong cả nước.
Các cầu thủ sẽ được đào tạo, xử lý bóng bằng chân trần suốt 5 năm. |
Việc cho các cầu thủ tập bằng chân không suốt thời gian dài, theo một chuyên gia của Học viện, là để giúp các cầu thủ “có cảm giác bóng tốt nhất, thật nhất nhờ tiếp xúc với mặt sân và bóng. Bên cạnh đó, do dồn nhiều lực xuống cổ chân, mu bàn chân nên các nhóm cơ của các cầu thủ sẽ phát triển hơn”. Đây chính là yếu tố làm nền cho lối đá phối hợp nhỏ, ban ngắn mà Học viện theo đuổi.
Nhìn chung, các cầu thủ khóa I của Học viện JMG chỉ mới đá bóng bằng giày chuyên dụng từ 2 năm nay nhưng họ có kỹ thuật cơ bản và tư duy chiến thuật rất tốt. Điều đó phần nào được thể hiện qua lối đá thuyết phục của U19 Việt Nam, nòng cốt là các cầu thủ khóa I Học viện HAGL-Arsenal JMG. Tại vòng loại U19 châu Á sắp tới, người hâm mộ sẽ có thêm cơ hội chứng kiến thành quả của "những đứa trẻ nhà Bầu Đức".
Xem phóng sự ngắn về lò HAGL-Arsenal JMG tại đây
Bắc Kinh bày tỏ sự quan ngại trước việc Tokyo muốn sử dụng hệ thống radar tối tân trên biển và các máy bay do thám không người lái của Mỹ để giám sát lãnh hải.
Thiết kế với phím nguồn, tăng giảm âm lượng đặt sau của LG G2 hay camera có thể xoay 206 độ của Oppo N1 là những sự phá cách rất độc đáo.
Chiếc saloon thể thao 4 cửa màu xanh nhạt vừa có mặt ở Sài Gòn là một trong số ít những chiếc Rapide từng được đưa về Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét